Phố Wall tăng nhẹ sau dữ liệu lạm phát Mỹ; Dầu giảm do lo ngại Mỹ tạm dừng nâng lãi suất

(ĐTTCO) - Chỉ số Dow Jones khởi sắc vào thứ Năm (10/8), được hỗ trợ bởi đà tăng mạnh của cổ phiếu Disney sau báo cáo lợi nhuận và số liệu lạm phát quan trọng cho thấy tốc độ tăng trưởng lạm phát hàng năm giảm nhẹ một chút so với dự đoán. 
Phố Wall tăng nhẹ sau dữ liệu lạm phát Mỹ; Dầu giảm do lo ngại Mỹ tạm dừng nâng lãi suất

Disney tăng gần 5%

Khép phiên, chỉ số Dow Jones tiến 52.79 điểm, tương đương 0.15%, lên 35,176.15 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.03% lên 4,468.83 điểm. Nasdaq Composite thêm 0.12% lên 13,737.99 điểm.

Cả 3 chỉ số chính đều tăng hơn 1% vào đầu phiên, với Dow Jones tăng hơn 450 điểm. Bất chấp đà tăng trong ngày thứ Năm, Nasdaq Composite và S&P 500 đều lần lượt sụt 1.2% và 0.2% từ đầu tuần đến nay. Trong khi, Dow Jones tăng 0.3% trong thời gian này.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Mỹ tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn một chút so với dự báo tăng 3.3% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Trên cơ sở hàng tháng, lạm phát đã tăng 0.2%, trùng khớp với dự báo. Trong một tín hiệu tích cực khác, báo cáo cũng cho biết thu nhập trung bình hàng tuần thực tế không thay đổi vào tháng trước.

Tuy nhiên, báo cáo vẫn tồn tại một số dấu hiệu lạm phát vẫn dai dẳng. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI cốt lõi tháng 7 đã tăng 4.7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của Fed. Và lạm phát toàn phần cao hơn mức 3% hồi tháng 6/2023.

Trong khi đó, cổ phiếu Disney tăng vọt 4.9% và là cổ phiếu có thành quả tốt nhất thuộc Dow Jones sau khi thông báo đợt nâng giá sắp tới đối với các gói đăng ký Disney+ không có quảng cáo. Vào cuối ngày thứ Tư, gã khổng lồ ngành truyền thông cũng báo cáo EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) quý tài chính thứ 3 cao hơn kỳ vọng. Cổ phiếu Wynn Resorts tiến 2.6% nhờ báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến.

Hơn 90% số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận quý 2 cho đến sáng ngày thứ Năm. Trong số đó, có khoảng 80% có kết quả vượt kỳ vọng Phố Wall, theo dữ liệu từ FactSet.

Lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc tăng

Cả 2 loại dầu chuẩn đều tăng ổn định kể từ tháng 6, với dầu WTI được giao dịch vào ngày thứ Năm tại mức cao nhất trong năm nay và dầu Brent chạm mức cao nhất kể từ tháng 1.

Kết phiên, dầu Brent mất 1.15 USD, tương đương 1.3%, xuống 86.40 USD/thùng. Dầu WTI rớt 1.58 USD, tương đương 1.9%, còn 82.82 USD/thùng.

Giá dầu đã được thúc đẩy trong những ngày gần đây bởi việc gia hạn cắt giảm sản lượng của Ả-rập Xê-út và Nga, cùng với những lo ngại về nguồn cung chủ yếu bởi khả năng xung đột giữa Nga và Ukraine ở khu vực Biển Đen đe doạ các chuyến hàng chở dầu của Nga.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy lĩnh vực tiêu dùng tại Trung Quốc đã rơi vào tình trạng giảm phát và giá cả tại nhà máy kéo dài đà giảm trong tháng 7, qua đó làm tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Mỹ cũng đang cấm một số khoản đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ nhạy cảm như con chip máy tính và yêu cầu chính phủ cảnh báo trong các lĩnh vực công nghệ khác.

Góp phần hỗ trợ giá dầu thời gian gần đây, OPEC cho biết trong báo cáo định kỳ hàng tháng vào thứ Năm rằng tổ chức này dự báo thị trường dầu sẽ hoạt động tốt trong thời gian còn lại của năm, và giữ dự báo nhu cầu dầu mạnh mẽ trong năm 2024, khi triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới cải thiện đôi chút.

Dữ liệu CPI tháng 7 của Mỹ công bố vào thứ năm đã thúc đẩy dự báo rằng Fed đang sắp kết thúc chu kỳ nâng lãi suất tích cực của họ.

Các tin khác