“Trái đắng” hàng đầu cơ
Khi mua vào các mã CP như FLC, ROS, CII, NBB, DIG, CEO, NHA… chắc hẳn NĐT không bao giờ nghĩ đến cảnh phải “giẫm đạp” lên nhau để bán ra trong những phiên giao dịch gần đây. Điều này trái ngược với tâm trạng háo hức của NĐT khi mua được những mã CP này cách đây 2 tuần, với kỳ vọng giá CP sẽ còn lên đỉnh.
Khi mua vào các mã CP như FLC, ROS, CII, NBB, DIG, CEO, NHA… chắc hẳn NĐT không bao giờ nghĩ đến cảnh phải “giẫm đạp” lên nhau để bán ra trong những phiên giao dịch gần đây. Điều này trái ngược với tâm trạng háo hức của NĐT khi mua được những mã CP này cách đây 2 tuần, với kỳ vọng giá CP sẽ còn lên đỉnh.
Chỉ sau hơn 1 tuần giao dịch, tài khoản của NĐT đang nắm giữ những mã CP trên đã “bốc hơi” trên dưới 50%. Tỷ lệ thua lỗ còn cao hơn rất nhiều với NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính (margin).
Chị Thanh, một NĐT đang nắm số lượng lớn DIG (DIC Corp), cho biết khi mã CP này tăng lên mức 120.000 đồng/CP, nhân viên môi giới gọi điện thoại khuyên chị nên bán chốt lời. Tuy nhiên, chỉ vì trót nghe theo thông tin được chia sẻ trên một diễn đàn kín của người có biệt danh “Anh 7”, rằng DIG sẽ vượt mốc 150.000 đồng/CP, chị Thanh quyết định “găm hàng” chờ thêm vài phiên.
Niềm tin đặt không đúng chỗ đã khiến tài khoản của chị Thanh tụt giảm mạnh sau chuỗi giảm giá kinh hoàng của mã CP này. Điều đáng nói, mã DIG luôn nằm trong tình trạng dư bán giá sàn với số lượng cực lớn, nên chị Thanh dù muốn bán cắt lỗ cũng không thể.
Chị Thanh vẫn còn may mắn hơn nhiều NĐT sử dụng margin với những mã CP trên. Mạch giảm giá kinh hoàng vừa qua khiến tài khoản margin của nhiều NĐT rơi vào tình trạng phải bán giải chấp (call margin).
Thế nhưng, ngay cả các công ty chứng khoán (CTCK) cũng đau đầu trong việc xử lý các khoản vay đầu tư margin, vì CP mất thanh khoản do không có người mua. Nhiều CTCK đã phải bán những mã CP khác có trong tài khoản của NĐT đang rơi và tình trạng call margin để thu hồi nợ.
Hành động xử lý nợ quyết liệt này không chỉ khiến NĐT bị thiệt hại, còn gây ra áp lực cho cả thị trường. Thực tế, nhiều mã CP tốt, dù không tăng giá trong những đợt sóng của thị trường, cũng bị bán tháo và sụt giảm mạnh.
“Mọi người tự chuốc rủi ro khi mua CP rác theo tin đồn và đừng tự gây thua lỗ khi bán CP cơ bản như CP rác” - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI), cảnh báo.
Vàng thau lẫn lộn
Mã CP có giá cao nhất trên TTCK hiện nay là L14 (Licogi 14) cũng bất ngờ điều chỉnh mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, từ 470.000 đồng/CP (ngày 13-1) xuống dưới mức 286.000 đồng/CP (ngày 20-1).
Vàng thau lẫn lộn
Mã CP có giá cao nhất trên TTCK hiện nay là L14 (Licogi 14) cũng bất ngờ điều chỉnh mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, từ 470.000 đồng/CP (ngày 13-1) xuống dưới mức 286.000 đồng/CP (ngày 20-1).
Theo giới thạo tin, L14 được xem là “chim mồi” của “Anh 7” để dẫn dụ NĐT F0 lao vào nhóm CP bất động sản (BĐS) tăng nóng. Cách đây 1 năm, L14 chỉ giao dịch quanh mốc 50.000 đồng/CP, nhưng bất ngờ tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm 2021 nhờ sóng BĐS.
Sóng tăng của L14 gây ngỡ ngàng với cả TTCK, bởi doanh nghiệp này không có bất cứ thông tin gì nổi bật để tạo nên động lực tăng giá, ngoài kết quả kinh doanh 9 tháng 2021. Theo báo cáo tài chính quý III-2021, lũy kế 9 tháng năm 2021 L14 ghi nhận doanh thu đạt 111 tỷ đồng (tăng 52%).
Giới đầu tư biết đến “Anh 7” qua hàng loạt buổi talk show về TTCK trong năm 2021 với thành phần tham gia chủ yếu là dân đầu tư BĐS và CK, gọi chung là đội NIK.
Tại các buổi gặp gỡ này, “Anh 7” giới thiệu mình là Nguyễn Mạnh Tuấn, thành viên HĐQT của L14. Ngoài L14, “Anh 7” còn “phím hàng” nhiều mã BĐS khác như SGR, HDC, DTD, DIG, NHA… Các mã CP này sau đó đều tăng nóng đúng dự báo, khiến nhiều người đặt hết niềm tin vào “Anh 7” thông qua những mã CP BĐS sau này như CII, NBB, CEO, LDG.
Sau những phiên tăng nóng, các mã CP trên đều rơi vào tình trạng đổ dốc trước áp lực bán cắt lỗ của NĐT đang kẹt hàng ở mức giá cao. Thế nhưng, trên các diễn đàn, nhiều thành viên của đội NIK vẫn hô hào các thành viên khác không bán tháo CP, nếu còn tiền cứ tiếp tục mua bắt đáy CP BĐS, tránh xa các nhóm ngành cơ bản và mua vào BĐS với mục tiêu tăng giá tính bằng lần.
“Cuộc chơi đang khúc quyết định. Kẻ thất bại là người tranh nhau bắt đáy. Người chiến thắng là người có tầm nhìn xa về con sóng thần BĐS sắp tới” - trích lời kêu gọi NĐT mua vào CP BĐS của một thành viên NIK.
Trả về giá trị thật
Trả về giá trị thật
Trên thực tế, đã có nhiều NĐT nhảy nhóm CP này trong các phiên giao dịch vừa qua sau những lời hô hào kiểu như trên. Thậm chí, nhiều người còn tranh nhau gom hàng ở mức giá kịch trần vì sợ lỡ mất cơ hội (hội chứng tâm lý Fomo).
Đơn cử, 2 phiên giao dịch cuối tuần qua, nhiều NĐT đã đua nhau gom hàng giúp nhiều mã BĐS từ dư bán giá sàn chuyển sang tăng trần. Song với NĐT có kinh nghiệm đây chỉ là đợt phục hồi kỹ thuật, khả năng nhóm BĐS này sẽ điều chỉnh trở lại trong tuần này. Khi đó, những NĐT đua lệnh với nhóm CP này sẽ lại rơi vào tình cảnh “giẫm đạp” nhau để bán ra.
“Những phiên hồi phục vừa qua là cơ hội để thoát hàng và bảo toàn tài sản, không phải mua vào để rồi than mất… tết” - một chuyên gia CK khuyến cáo.
Quay trở lại với mã L14, sau khi rơi về mức 286.000 đồng/CP phiên ngày 20-1, mã CK này đã bật mạnh lên 384.400 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 21-1. Với mức chênh lệch lên đến 100.000 đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch, L14 đúng là “mặt hàng” quá hấp dẫn với dòng tiền đầu cơ.
Thực tế, với lượng CP lưu hành khá thấp, việc điều chỉnh giá L14 nằm trong tầm tay của các đội lái. Theo thống kê, L14 đang niêm yết 26,8 triệu CP, trong đó cổ đông lớn là Tổng công ty Licogi nắm gần 26% cổ phần, các cổ đông lớn còn lại trong đó có chị gái của ông Tuấn nắm hơn 10%.
Đáng chú ý, trong những phiên tăng trần, L14 thường rơi vào tình trạng mất thanh khoản vì không có người bán. Như vậy, L14 thật sự chỉ là “mồi nhử” để lôi kéo NĐT F0 thiếu kinh nghiệm lao những mã CP các đội lái đang nắm giữ, không phải đánh lên để xả hàng.
Nhìn vào đợt điều chỉnh vừa rồi của nhóm CP BĐS, có thể dễ dàng nhận thấy những mã tăng nóng không dựa trên tình hình nội tại sẽ giảm sốc. Trong khi đó, những doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, quỹ đất sạch không bị tác động nhiều trong các đợt lao dốc của nhóm BĐS.
Theo giới phân tích, thị trường chung dù đang ở mức hấp dẫn nhưng rủi ro vẫn còn hiện hữu, nhất là với những mã CP đang giao dịch trên giá trị thật. Và đợt điều chỉnh mạnh của những mã CP đầu cơ cho thấy thị trường sẽ sớm được trả về với giá trị thật.
Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn. Huyền thoại đầu tư John Templeton |