Sacombank sáp nhập Southern Bank: Mạnh + Yếu = Yếu?

Trong bối cảnh NHNN đang đẩy mạnh tái cấu trúc ngành, việc tìm kiếm đối tác phù hợp để M&A được xem là cơ hội tốt cho những NH lớn hiện nay. Tuy nhiên, liệu hậu M&A các NH có tăng trưởng và phát triển hơn hay bị kéo lùi nếu sáp nhập một NH yếu kém, nợ xấu cao như Sacombank đang lên phương án sáp nhập Southern Bank. Đây là vấn đề đang được nhiều cổ đông và nhà đầu tư quan tâm.

Trong bối cảnh NHNN đang đẩy mạnh tái cấu trúc ngành, việc tìm kiếm đối tác phù hợp để M&A được xem là cơ hội tốt cho những NH lớn hiện nay. Tuy nhiên, liệu hậu M&A các NH có tăng trưởng và phát triển hơn hay bị kéo lùi nếu sáp nhập một NH yếu kém, nợ xấu cao như Sacombank đang lên phương án sáp nhập Southern Bank. Đây là vấn đề đang được nhiều cổ đông và nhà đầu tư quan tâm.

Kéo lùi sự phát triển?

Không như các thương vụ sáp nhập trước đây, chỉ có cổ đông bên bị sáp nhập lên tiếng phản đối và đòi quyền lợi khi sáp nhập, hợp nhất, câu chuyện Sacombank sáp nhập thêm Southern Bank đang làm dấy lên dư luận khi không ít cổ đông Sacombank tỏ ra không đồng tình.

ĐHCĐ của Sacombank tuy đã được 97% cổ đông thông qua nội dung chính trong kế hoạch sáp nhập với Southern Bank, nhưng vẫn còn những cổ đông tỏ ra bức xúc với việc “kết hôn” này của Sacombank, do các cổ đông lớn của 2 NH có quan hệ gia đình. Cụ thể cá nhân ông Trầm Bê và gia đình nắm giữ tổng cộng 12% cổ phần ở Sacombank và 20% cổ phần ở Southern Bank.

Trong thời gian ngắn khó có thể kỳ vọng việc các NH sau sáp nhập, hợp nhất sẽ tăng trưởng và phát triển ổn định. Vì sau M&A, các NH còn phải đẩy mạnh công việc tái cơ cấu bộ máy điều hành, quản trị, cải tổ và giải quyết nợ xấu… Vì vậy, phải mất ít nhất 3-5 năm, các NH sau M&A mới có thể ổn định phát triển.

TS. Lê Xuân Nghĩa

Nhiều ý kiến cho rằng động thái này của Sacombank là một giải pháp hợp lý trong kế hoạch chỉ đạo của NHNN về vấn đề tái cơ cấu hệ thống NH năm 2011-2015 (nhằm giảm số lượng NH chủ yếu thông qua M&A, củng cố lại hoạt động của các NH và giảm tình trạng sở hữu chéo).

Về mặt tích cực, thứ nhất, thương vụ M&A này sẽ giúp Sacombank có thêm nguồn lực vượt qua các NH khác trong khối NH tư nhân để trở thành NH dẫn đầu thị trường về tín dụng (thị phần đạt 5,2%), huy động (thị phần đạt 5,4%) và hệ thống các chi nhánh trải rộng. Đây là những yếu tố chính giúp Sacombank thành công trong lĩnh lực NH bán lẻ đánh giá đầy tiềm năng.

Thứ hai, việc chưa tìm được đối tác nước ngoài có thể là một điểm trừ đối với Sacombank trong ngắn hạn. Do vậy “room” 20% cho nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là một phần trong kế hoạch M&A với Southern Bank. Bởi hiện Southern Bank đã có cổ đông nước ngoài là UOB (Singapore) và đang nắm giữ 20% cổ phần của NH này. Điểm đáng lưu ý là 20% cổ phần của UOB tại Southern Bank sẽ được hoán đổi để lấy cổ phần tại Sacombank, làm tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại Sacombank.

Tuy nhiên, đánh giá được đưa ra từ Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), mặt không tích cực là việc quản lý rủi ro không hiệu quả và tình hình kinh doanh không tốt của Southern Bank sẽ là gánh nặng cho Sacombank trong vài năm tới. Ước tính Sacombank sẽ phải ghi nhận thêm chi phí dự phòng khoảng 1.589 tỷ đồng (tương đương 38% lợi nhuận hoạt động trước dự phòng trong năm 2014 của Sacombank) để giải quyết vấn đề nợ xấu của Southern Bank khi sáp nhập.

Các giả định như 90% các khoản phải phu của Southern Bank (25.700 tỷ đồng, tương đương 34% tổng tài sản) lý ra phải được phân loại là tín dụng; nợ xấu thực tế của Southern Bank cao gấp đôi tỷ lệ báo cáo đến cuối tháng 9-2013 xấp xỉ 4%; tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu là 50% cho các khoản nợ xấu. Nếu như vậy, lợi nhuận ròng sau thuế năm 2014 của Sacombank sẽ giảm đến 67% so với năm 2013 (thay vì tăng 4% như ước tính trước khi sáp nhập thêm Southern Bank).

Tuy nhiên, quyết định bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp Sacombank sau sáp nhập giảm chi phí dự phòng phát sinh nên lợi nhuận ròng sau thuế năm 2014 có thể chỉ giảm nhẹ 4% so với 2013 (chỉ tiêu lợi nhuận 2014 là 3.000 tỷ đồng trước thuế). Nhưng Sacombank sẽ phải trích lập dự phòng 283 tỷ đồng/năm (tương đương 9% lợi nhuận ròng sau thuế) giai đoạn 2015-2019 cho trái phiếu do VAMC phát hành.

Vì thế, theo nhận định của các chuyên gia lĩnh vực tài chính - tiền tệ, nếu thương vụ M&A này hoàn tất, có thể Sacombank sẽ phải cần từ 1-2 năm tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, củng cố trước khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới với đối tác chiến lược nước ngoài.

Cần thời gian hồi phục

Thực tế cho thấy, các NH sau M&A vẫn còn nhiều khó khăn nhất định trong quá trình tái cơ cấu và xử lý khối nợ xấu khổng lồ từ NH bị sáp nhập. SHB đã từng “ôm” đống nợ xấu 1.800 tỷ đồng sau khi sáp nhập thêm Habubank; “gánh” nợ xấu của WesternBank cũng khá lớn sau khi hợp nhất với PVFC trở thành PVcombank. Mặc dù đã có một số NH xử lý được phần nào khó khăn trong thời kỳ hậu M&A, như SCB đã bán 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, hoàn trả tái cấp vốn hay HDBank đang từng bước xử lý nợ xấu DaiA Bank sau sáp nhập…

Tuy nhiên, theo đánh giá của một lãnh đạo NH, để có thể ổn định và phát triển đối với các NH đã M&A đòi hỏi phải có thêm thời gian. Nhưng nếu sau 5 năm, các khoản nợ xấu đó không được xử lý triệt để sẽ tạo ra gánh nặng mới cho các NH.

Nhiều cổ đông Sacombank không đồng tình việc sáp nhập Southern Bank. Ảnh: V.DŨNG

Nhiều cổ đông Sacombank không đồng tình việc sáp nhập Southern Bank.
Ảnh: V.DŨNG

Hiện đã có công cụ xử lý nợ xấu là VAMC và các NH đã và đang từng bước đẩy mạnh bán nợ xấu cho công ty này, nên nợ xấu của NH sẽ được cải thiện cả chất và lượng. Tuy nhiên, nếu sau 5 năm, các khoản nợ xấu bán cho VAMC được xử lý phía NH mới có thể nhẹ gánh nợ, ngược lại nếu không xử lý triệt để sau 5 năm nợ xấu sẽ được trả lại NH.

Theo một chuyên gia lĩnh vực tài chính-tiền tệ, việc trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu đặc biệt sau khi bán nợ cho VAMC cũng chưa hẳn được các NH thực hiện một cách đầy đủ. Đáng chú ý là với NH yếu kém, lợi nhuận sụt giảm, thậm chí lợi nhuận sau thuế âm không còn khả năng trích lập. Giả sử cục nợ xấu của Southern Bank sau 5 năm bán cho VAMC không được xử lý triệt để, vòng luẩn quẩn nợ xấu Sacombank phải gánh.

Đánh giá về thương vụ M&A Sacombank - Southern Bank, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho rằng dù Sacombank là NH đã lớn mạnh, nhưng khi phải “gánh” lấy Southern Bank cũng sẽ có khó khăn nhất định giai đoạn đầu, ít nhất 2-3 năm sau sáp nhập. 

Các tin khác