Ý tưởng lớn gặp nhau
Ít người biết rằng, Apple ban đầu không xuất hiện trên thị trường bằng các sản phẩm điện thoại, mà máy tính cá nhân (laptop) mới chính là sản phẩm đầu tiên Steve Jobs lựa chọn phát triển. Năm 1976, Steve Jobs đã gặp mặt kỹ sư điện tử Steve Wozniak, một người đàn anh trong ngành công nghệ thông tin, và cả 2 đã cùng lên ý tưởng sáng lập Apple. Cả 2 lên ý tưởng về việc thành lập một công ty để bán các sản phẩm máy tính cá nhân mà Steve Wozniak đang phát triển. Steve Jobs đã thuyết phục Steve Wozniak mang các sản phẩm trình bày cho công ty máy vi tính Hewlett Packard (HP), công ty cũ của Wozniak. Tuy nhiên, sản phẩm của cả 2 bị HP từ chối đến 5 lần.
Giá trị vốn hóa thị trường của Apple hiện tại đã lớn hơn 1.500 tỷ USD.
Không muốn từ bỏ cơ hội kinh doanh từ những sản phẩm cực kỳ tiềm năng của Steve Wozniak, nên Steve Jobs cầm cố chiếc Volkswagen Type 2 Minibus để thành lập công ty riêng. Để có thể quảng bá sản phẩm, Steve Jobs đã đến Homebrew Computer Club, câu lạc bộ của những người đam mê máy vi tính. Tại câu lạc bộ này, sản phẩm của Apple đã gây ấn tượng với Paul Terrell, nhà kinh doanh sở hữu chuỗi cửa hàng máy vi tính tại California. Quá ấn tượng với ý tưởng máy tính cá nhân của do Steve Jobs mang đến hội nghị, Paul Terrell đã đặt mua 20 máy với giá 500USD (tương đương 2.500USD theo thời giá hiện nay). Nhưng Apple với sự hạn chế tài chính không thể đáp ứng ngay yêu cầu. Steve Jobs đã khéo léo đàm phán với nhà quản lý tín dụng địa phương cần một khoản nợ để thực hiện đơn hàng, trong vòng 30 ngày sẽ hoàn trả. Để tạo lòng tin, Steve Jobs còn nhờ Paul Terrell đứng ra bảo lãnh vay nợ. Chỉ 30 ngày sau, dòng máy vi tính Apple 1 đã xuất hiện tại các cửa hàng của Paul Terrell.
Sự thành công của Apple 1 đã đánh dấu bước phát triển của các dòng máy vi tính tiếp theo. Steve Jobs đã tìm đến sự hỗ trợ của Mike Markkula, một kỹ sư máy vi tính đồng thời cũng là một nhà đầu tư. Mike Markkula đã “bơm” 250.000USD bao gồm 80.000USD cổ phần và cung cấp khoản vay 170.000USD cho Steve Jobs và Steve Wozniak để tiếp tục phát triển các sản phẩm của Apple. Mike Markkula trở thành chủ tịch của Apple đồng thời nắm giữ 1/3 cổ phần của công ty. Có lẽ Steve Jobs đã không ngờ việc mời Mike Markkula trở thành nhà đầu tư lớn nhất của công ty đã khiến Apple đánh mất chính mình, và cái giá phải trả đó là ông bị sa thải khỏi công ty mình đã dày công sáng lập.
Sự trở lại vĩ đại
Sự trở lại vĩ đại
Những năm 1980, Steve Jobs với vai trò là nhà sáng lập đồng thời là kỹ sư trưởng của Apple đã tạo ra hàng loạt sản phẩm máy vi tính có giá trị trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của ông đó là không thể phổ biến những sản phẩm này đến với phần đông thị trường. Ông đã mời cựu CEO của Pepsi vào thời điểm đó là John Sculley, một chuyên gia tiếp thị để trở thành CEO của Apple.
Tuy nhiên, đến năm 1985, các sản phẩm Mactonish do Steve Jobs phát triển bất ngờ thất bại trước các dòng sản phẩm của IBM. Chủ tịch Mike Markkula và CEO John Sculley nhận thấy rằng Steve Jobs đã trở nên khó kiểm soát và quyết định hạn chế quyền lực của ông tại công ty. Do không tìm được tiếng nói chung, Steve Jobs quyết định rời bỏ Apple, bán hết 6,5 triệu cổ phiếu với giá 70 triệu USD. Steve Jobs ra thành lập NeXT Inc, tiếp tục phát triển các sản phẩm máy vi tính, đồng thời làm các phần mềm để hỗ trợ các chương trình hoạt động trên máy vi tính. Với sự sáng tạo kỳ diệu của mình, Steve Jobs đã biến các sản phẩm của NeXT trở thành một hiện tượng trên thị trường. Chỉ 2 năm sau, công ty của Steve Jobs đã có thể sản xuất 150.000 sản phẩm/năm với giá 3.000USD/sản phẩm. Đến năm 1989, NeXT nhận được khoản đầu tư lên đến 100 triệu USD từ Canon và biến công ty có tổng trị giá lên đến 600 triệu USD.
Ngược lại với sự thành công của NeXT, Apple ngày càng lao dốc và vị trí CEO của công ty liên tục bị thay đổi 3 lần chỉ trong 12 năm. Ở mảng phát triển phần cứng, họ bị Intel và IBM tiếp tục vượt mặt, trong khi lĩnh vực phần mềm Microsoft của Bill Gates đã nổi lên thành “ông vua”. Trước tình hình hiện tại, Steve Jobs bất ngờ liên hệ với Chủ tịch Mike Markkula, dọn đường để ông quay trở lại công ty một lần nữa. Thương vụ diễn ra với trị giá 427 triệu USD, chính thức đưa Steve Jobs trở thành một trong những thành viên ban lãnh đạo và trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của công ty vào năm 1997.
Cách mạng công nghệ và “di sản” Apple
Cách mạng công nghệ và “di sản” Apple
Với lần trở lại của mình, Steve Jobs đã hoàn toàn trở thành một con người mới, ông trở thành một CEO mẫu mực và dễ mến trong mắt các cấp lãnh đạo và là một người truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Chính những thay đổi trong con người của Steve Jobs đã giúp Apple nhanh chóng trở lại với diện mạo mới. Năm 1997, Apple lỗ hơn 1 tỷ USD và công ty bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau khi Steve Jobs dẫn dắt, Apple đã mang về lợi nhuận 309 triệu USD. Năm 2001, Apple giới thiệu dòng sản phẩm máy nghe nhạc cầm tay IPod gắn liền với kho âm nhạc iTunes sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Tiếp theo, năm 2005 thế hệ điện thoại di động cảm ứng iPhone lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, sau đó máy tính bảng iPad xuất hiện năm 2010. Sự xuất hiện của các dòng iPhone đã khiến những thế hệ điện thoại di động nổi tiếng một thời như Nokia, Motorola hay Sony Ericsson trở thành những “cục gạch”.
Apple và Steve Jobs ngày càng cho ra mắt hàng loạt những phiên bản điện thoại thông minh iPhone với hàng loạt các cải tiến và nâng cấp sáng tạo đến mức khiến người tiêu dùng trên toàn cầu nhanh chóng trở thành tín đồ của họ. Khi đang ở đỉnh cao của sự thành công, năm 2011 Steve Jobs đột ngột từ chức để điều trị căn bệnh ung thư. Ông qua đời không lâu sau đó và quyền lực được trao cho Tim Cook, Giám đốc vận hành và Phó Chủ tịch của Apple.
Vào thời điểm trước khi Steve Jobs qua đời năm 2011, Apple đã cực kỳ thành công với việc bán 180 triệu chiếc điện thoại và hơn 50 triệu chiếc iPad, doanh thu đạt mức 108 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá trị thương hiệu của công ty vào thời điểm này đã tăng lên đến 153,3 tỷ USD, vượt mặt Microsoft và Google để trở thành thương hiệu có giá trị thứ 2 trên toàn cầu. |