Tuy nhiên, về phía NHNN, việc giảm lãi suất lần này cũng làm tăng áp lực đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.
Lãi vay bắt đầu giảm
Đã khá lâu rồi, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước mới đón nhận được tin vui về lãi suất cho vay vì NHNN không còn lặp lại điệp khúc khuyến khích, kêu gọi suông “NHTM tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để giảm lãi suất chia sẻ khó khăn đối với DN”, thay vào đó cơ quan điều hành đã chủ động giảm lãi suất điều hành chủ chốt và yêu cầu các TCTD giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn. Sau thông báo của NHNN, từ ngày 10-7, thị trường đã đón nhận hàng loạt thông báo của NHTM về việc giảm lãi suất cho vay ngắn.
Một trưởng phòng tín dụng của BIDV tại TPHCM cho biết, sau khi NHNN ban hành Quyết định 1425, Hội sở đã thông báo đến các chi nhánh, phòng giao dịch áp dụng mức trần lãi suất 6,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn VNĐ các đối tượng ưu tiên theo quy định của NHNN từ ngày 10-7. Tương tự, tại Vietcombank, VietinBank, Agribank, thông báo giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên nhanh chóng được phát đi.
Quyết định giảm lãi suất cho vay sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn, dễ dẫn đến rủi ro hệ thống và khiến lạm phát quay trở lại trong 3, 4 quý tới, đòi hỏi NHNN cần phải rất khéo léo và thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trước các mục tiêu chồng chéo và ứng phó vấn đề lạm phát trong thời gian tới. |
Một trưởng phòng tín dụng của BIDV tại TPHCM cho biết, sau khi NHNN ban hành Quyết định 1425, Hội sở đã thông báo đến các chi nhánh, phòng giao dịch áp dụng mức trần lãi suất 6,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn VNĐ các đối tượng ưu tiên theo quy định của NHNN từ ngày 10-7. Tương tự, tại Vietcombank, VietinBank, Agribank, thông báo giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên nhanh chóng được phát đi.
Điều này cũng đang diễn ra tại các NHTMCP như VPBank, Eximbank đã có thông báo chính thức về việc giảm lãi suất ngắn hạn; Sacombank triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ tối đa là 6,5%/năm trong suốt thời hạn vay; LienVietPostBank cho biết giảm 0,25% lãi suất cho vay đối với tất cả các kỳ hạn cho các DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch xếp hạng AA trở lên.
Lần này, bên cạnh 5 lĩnh vực ưu tiên được chính thức giảm lãi suất, một số đối tượng DN và lĩnh vực ngành nghề khác cũng được cộng hưởng lợi ích. Tại BIDV, DN khởi nghiệp, DN hoạt động trong lĩnh vực môi trường, DN có quan hệ tín dụng thường xuyên từ 3 năm trở lên và có năng lực tài chính có phương án kinh doanh tốt, khoản vay dự án hiệu quả được áp dụng mức lãi suất tối đa 6%/năm, thấp hơn so với quy định 0,5%/năm. Mức lãi suất tối đa 6,5%/năm cũng được VietinBank áp dụng đối với DN khởi nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh, dự án khả thi, hiệu quả, DN áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất.
Lần này, bên cạnh 5 lĩnh vực ưu tiên được chính thức giảm lãi suất, một số đối tượng DN và lĩnh vực ngành nghề khác cũng được cộng hưởng lợi ích. Tại BIDV, DN khởi nghiệp, DN hoạt động trong lĩnh vực môi trường, DN có quan hệ tín dụng thường xuyên từ 3 năm trở lên và có năng lực tài chính có phương án kinh doanh tốt, khoản vay dự án hiệu quả được áp dụng mức lãi suất tối đa 6%/năm, thấp hơn so với quy định 0,5%/năm. Mức lãi suất tối đa 6,5%/năm cũng được VietinBank áp dụng đối với DN khởi nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh, dự án khả thi, hiệu quả, DN áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất.
Đáng chú ý, Agribank giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39/2016 của NHNN nếu có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Phía Sacombank đang mở gói vay ưu đãi phát triển nông thôn 1.000 tỷ đồng cho cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lãi suất vay từ 8,5%/năm trong 6 tháng đầu đối với vay ngắn hạn và 9%/năm trong 12 tháng đầu đối với vay trung hạn.
Ảnh minh họa: LONG THANH
DN hồ hởi
Theo đại diện một CTCP xuất nhập khẩu rau quả tại quận Thủ Đức, TPHCM, ngày 11-7 công ty đã liên hệ vay vốn để thu mua và sản xuất rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Agribank. Phía NH thông báo khoản vay kỳ hạn 3 tháng được duyệt với lãi suất vay 6,5%/năm theo quy định mới.
Theo đại diện một CTCP xuất nhập khẩu rau quả tại quận Thủ Đức, TPHCM, ngày 11-7 công ty đã liên hệ vay vốn để thu mua và sản xuất rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Agribank. Phía NH thông báo khoản vay kỳ hạn 3 tháng được duyệt với lãi suất vay 6,5%/năm theo quy định mới.
Như vậy, cứ mỗi 1 tỷ đồng vốn vay, DN này giảm được hơn 4,1 triệu đồng lãi vay mỗi tháng so với trước đó. Vì DN hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ NH, nên việc giảm lãi suất lần này giúp tiết giảm chi phí khá lớn. Với lãi suất như vậy, DN này đang tự tin tính đến việc nghiên cứu mở rộng thêm danh mục sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới và vay vốn để thực hiện.
Về phía các NH, hiện cũng đang có nhiều lời hứa hỗ trợ cộng đồng DN được phát đi. Theo đại diện VietinBank, từ nay đến cuối năm 2017 và thời gian tới, NH sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, tốt nhất cho DN, cá nhân, tập trung hỗ trợ mạnh hơn nữa đối với các DN sản xuất kinh doanh, các ngành nghề Chính phủ ưu tiên khuyến khích phát triển.
Về phía các NH, hiện cũng đang có nhiều lời hứa hỗ trợ cộng đồng DN được phát đi. Theo đại diện VietinBank, từ nay đến cuối năm 2017 và thời gian tới, NH sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, tốt nhất cho DN, cá nhân, tập trung hỗ trợ mạnh hơn nữa đối với các DN sản xuất kinh doanh, các ngành nghề Chính phủ ưu tiên khuyến khích phát triển.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, khẳng định bên cạnh việc giảm lãi suất theo yêu cầu của NHNN, căn cứ từ tín hiệu thị trường, cũng như tiếp tục tiết giảm chi phí, lợi nhuận... NH sẽ hỗ trợ khách hàng có giá vốn tốt hơn. Điều này cũng đang có tác dụng kích thích nhu cầu tiếp cận vốn vay của không ít DN tại Việt Nam.
Áp lực điều hành
Song bên cạnh niềm vui lãi suất giảm cũng đang xuất hiện lo ngại sắp tới đây tín dụng sẽ tăng trưởng nóng hơn và NHNN sẽ chịu nhiều áp lực hơn sau quyết định này. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, trong bối cảnh lạm phát thấp, NHNN có cơ hội để giảm lãi suất và dễ dãi hơn với tín dụng, chia sẻ trách nhiệm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%. Nhưng điều này cũng mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tín dụng mà NHNN đã đặt ra.
Trong khi đó, tại báo cáo sau đợt tham vấn thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa cảnh báo tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống NH. Theo IMF, tín dụng đã tăng trưởng nhanh trong 2 năm qua, khiến tỷ lệ tín dụng/GDP tăng thêm 23,5%.
Áp lực điều hành
Song bên cạnh niềm vui lãi suất giảm cũng đang xuất hiện lo ngại sắp tới đây tín dụng sẽ tăng trưởng nóng hơn và NHNN sẽ chịu nhiều áp lực hơn sau quyết định này. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, trong bối cảnh lạm phát thấp, NHNN có cơ hội để giảm lãi suất và dễ dãi hơn với tín dụng, chia sẻ trách nhiệm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%. Nhưng điều này cũng mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tín dụng mà NHNN đã đặt ra.
Trong khi đó, tại báo cáo sau đợt tham vấn thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa cảnh báo tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống NH. Theo IMF, tín dụng đã tăng trưởng nhanh trong 2 năm qua, khiến tỷ lệ tín dụng/GDP tăng thêm 23,5%.
Trong giai đoạn 2000-2015, tỷ lệ tín dụng/GDP tăng bình quân 4,8 điểm phần trăm hàng năm và đến cuối năm 2016 đã đạt đến 124%, vượt mức trung bình của ASEAN-5 và các nước thu nhập trung bình khác. Năm nay, nếu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15-17%, tỷ lệ tín dụng/GDP sẽ nới rộng và lên mức cảnh báo về rủi ro ổn định tài chính. Do đó, IMF khuyến nghị Việt Nam nên giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 15%/năm, giữ tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 80% là hợp lý.
Còn theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ quý IV-2015 đến nay, một trong những chỉ số cảnh báo sớm khủng hoảng NH được NH Thanh toán Quốc tế khuyến nghị là chỉ số chênh lệch tín dụng/GDP đã có xu hướng tăng liên tục và đã ở mức 11% trong quý I-2017. Đây là mức cao thứ hai trong giai đoạn 2009-2017, chỉ đứng sau mức 13% của mức quý I-2011.
Còn theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ quý IV-2015 đến nay, một trong những chỉ số cảnh báo sớm khủng hoảng NH được NH Thanh toán Quốc tế khuyến nghị là chỉ số chênh lệch tín dụng/GDP đã có xu hướng tăng liên tục và đã ở mức 11% trong quý I-2017. Đây là mức cao thứ hai trong giai đoạn 2009-2017, chỉ đứng sau mức 13% của mức quý I-2011.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, yêu cầu giảm lãi suất lần này của NHNN thực hiện được mục tiêu tạo thuận lợi cho DN, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng tạo ra áp lực lớn đối với NHNN trong việc điều hành.