Tháo gỡ từ chính sách

Thị trường bất động sản (BĐS) khó khăn kéo dài, ngoài nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước còn có nguyên nhân từ chính sách. Tức nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn do từ chính con người.

Thị trường bất động sản (BĐS) khó khăn kéo dài, ngoài nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước còn có nguyên nhân từ chính sách. Tức nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn do từ chính con người.

Theo đó, chúng ta nên thật sự cởi mở nói hết cho nhau nghe những khó khăn gây ách tắc trong lĩnh vực BĐS hiện nay để cùng tháo gỡ, thay vì cơ quan quản lý đổ thừa do doanh nghiệp, doanh nghiệp đổ thừa do chính sách, do ngân hàng…

Vì khi cấp trên lắng nghe ý kiến cơ sở, các cơ quan quản lý ban hành các chính sách vĩ mô liên quan đến BĐS sẽ thấy các chính sách do mình quy định hay tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành, chưa thực sự đi vào lòng dân, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn phát sinh cần phải điều chỉnh.

Chúng tôi đánh giá cao Chỉ thị “Về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS” số 2196/CT-TTg ngày 6-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó nói hết mọi bất cập của tình hình BĐS hiện nay. Đây là lúc cần nhìn thẳng vào sự thật để điều chỉnh, sửa chữa.

Cụ thể, về vấn đề nhà giấy (nhà chưa xây dựng xong, nhà ở hình thành ở tương lai) được cho bán, trong khi nhà thấy (nhà đã xây xong) lại không được bán (theo Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 1-9-2010 của Bộ Xây dựng), là điều chưa hợp tình hợp lý.

Bên cạnh đó, nhà đã bàn giao đưa vào sử dụng cũng không được bán chuyển nhượng, đòi phải có chủ quyền nhà, trong khi TPHCM còn trên dưới 200 dự án chưa được cấp chủ quyền nhà do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, không phải lỗi do người dân.

Những bất hợp lý trên cần được tháo gỡ sớm. Về giá cả nhà, nhiều ý kiến cho rằng giá nhà hiện nay còn cao, giá ảo. Theo chúng tôi không hoàn toàn như vậy vì cơ cấu giá thành gồm giá đền bù đất được Nhà nước duyệt, cộng phần hỗ trợ thêm; chi phí hạ tầng điện, nước, xây dựng… dựa vào đơn giá Nhà nước ban hành, có đấu thầu, nên giá thành cao thấp không do doanh nghiệp tự quyết định.

Do đó để giá nhà phù hợp túi tiền người thu nhập thấp, Nhà nước phải giảm thuế và có cơ chế thoáng hơn nữa mới kéo giá nhà xuống.

Nói BĐS ngưng trệ đóng băng do doanh nghiệp thiếu tầm nhìn không tính toán kỹ cung, cầu là chưa đầy đủ, bởi các cơ quan chức năng xét duyệt quy hoạch cũng có phần trách nhiệm trong việc mất cân đối cung cầu hiện nay.

Theo chúng tôi các nhà chiến lược nên công khai quy hoạch giai đoạn 2012-2020, nhu cầu TPHCM cần bao nhiêu căn hộ (m2) thu nhập thấp, nhà ở xã hội, văn phòng cho thuê… từ đó xét duyệt kỹ theo kế hoạch mình đưa ra, ai làm sai thổi còi ngay, thay vì để sự việc xảy ra ngồi lại phân tích đúng sai tại ai.

Vẫn đề bức xúc nữa là thủ tục thiết kế hồ sơ, dự án vẫn còn nhiêu khê, rườm rà, 1 cửa 1 dấu nhưng nhiều ổ khóa. Một lãnh đạo Bộ Xây dựng từng nói có 8 rào cản chính đang ảnh hưởng đến thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó một số bất cập về chính sách đã gây ảnh hưởng đến thị trường BĐS thời gian qua là do những quy định pháp luật về đất đai thay đổi liên tục, chưa đáp ứng được phát triển của thị trường.

Từ những thực tế trên của thị trường BĐS, tôi có mấy đề xuất: Triển khai sớm Quyết định 67/QĐ/TTg ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội giúp người thu nhập thấp có nhà ở, giúp doanh nghiệp BĐS thêm thanh khoản, có lợi nhuận nộp thuế. Chính sách thuế khi ban hành cần quan tâm đến tính bất hồi tố làm sao có lợi cho dân, cho doanh nghiệp.

Các tin khác