40 triệu việc làm bị mất
Báo cáo của ILO về việc làm thế giới công bố ngày 31-10, cho biết thị trường lao động đang ngày càng tệ hơn và ảnh hưởng tới khả năng tạo việc làm cũng như chất lượng của lao động. Báo cáo cho biết những cuộc khủng hoảng chồng chéo, bao gồm lạm phát cao nhất 1 thập niên, các chính sách tiền tệ thắt chặt, gánh nặng nợ ngày càng lớn, đang đè nặng lên niềm tin người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, khiến những dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động hồi đầu năm đang dần tan biến. ILO ước tính tổng số giờ lao động trên toàn cầu trong quý III thấp hơn 1,5% so với mức trước đại dịch. Điều này tương đương với 40 triệu việc làm toàn thời gian đã bị mất.
Báo cáo của ILO về việc làm thế giới công bố ngày 31-10, cho biết thị trường lao động đang ngày càng tệ hơn và ảnh hưởng tới khả năng tạo việc làm cũng như chất lượng của lao động. Báo cáo cho biết những cuộc khủng hoảng chồng chéo, bao gồm lạm phát cao nhất 1 thập niên, các chính sách tiền tệ thắt chặt, gánh nặng nợ ngày càng lớn, đang đè nặng lên niềm tin người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, khiến những dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động hồi đầu năm đang dần tan biến. ILO ước tính tổng số giờ lao động trên toàn cầu trong quý III thấp hơn 1,5% so với mức trước đại dịch. Điều này tương đương với 40 triệu việc làm toàn thời gian đã bị mất.
Tổng Giám đốc ILO Gilbert Houngbo cho biết, xu hướng đi xuống này bị thúc đẩy bởi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, cùng tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine. “Đối với Trung Quốc, sự đứt gãy gây ra bởi những biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiềm chế Covid-19. Thêm vào đó là những biện pháp tài chính tiền tệ toàn cầu có thể tác động đến nhu cầu tiêu thụ trong nước” - Houngbo nói.
Ngoài ra, cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và thị trường lao động của nước này. ILO ước tính khoảng 2,4 triệu người Ukraine đã mất việc làm trong năm nay.
Không chỉ vậy, cuộc chiến trên còn làm giá năng lượng và lương thực tăng cao, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nghèo đói. ILO cho biết cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực và làm đứt gãy nền kinh tế, cũng như thị trường lao động của các nước lân cận. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính lượng tiền gửi của người lao động nhập cư ở Tajikistan đã giảm khoảng 40%, trong khi ở Kyrgyzstan giảm 33%. “Xu hướng này dễ dàng dẫn tới mất ổn định xã hội và chính trị” - Houngbo nói.
Bão táp ngành công nghệ
Ngày 4-11, Bộ Lao động Mỹ có báo cáo cho biết nền kinh tế số 1 hành tinh đã tuyển dụng thêm 261.000 việc làm trong tháng 10, vượt xa con số 200.000 mong đợi trước đó của giới chuyên gia. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nước này lại tăng lên 3,7% từ mức 3,5% của tháng 9. Nghịch lý này do các công ty Mỹ đang sa thải hàng loạt, đặc biệt trong ngành công nghệ. Các ông lớn “Big Tech” của Mỹ như Meta (Facebook), Amazon, Twitter đều tham gia vào làn sóng “đại sa thải” của các công ty hiện nay. Theo trang web Layoffs.fyi chuyên về hoạt động sa thải của các công ty, tính từ đầu năm đến nay, 814 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải tổng cộng 128.865 lao động. Riêng tại Mỹ, các công ty công nghệ đã sa thải gần 70.000 nhân viên.
Bão táp ngành công nghệ
Ngày 4-11, Bộ Lao động Mỹ có báo cáo cho biết nền kinh tế số 1 hành tinh đã tuyển dụng thêm 261.000 việc làm trong tháng 10, vượt xa con số 200.000 mong đợi trước đó của giới chuyên gia. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nước này lại tăng lên 3,7% từ mức 3,5% của tháng 9. Nghịch lý này do các công ty Mỹ đang sa thải hàng loạt, đặc biệt trong ngành công nghệ. Các ông lớn “Big Tech” của Mỹ như Meta (Facebook), Amazon, Twitter đều tham gia vào làn sóng “đại sa thải” của các công ty hiện nay. Theo trang web Layoffs.fyi chuyên về hoạt động sa thải của các công ty, tính từ đầu năm đến nay, 814 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải tổng cộng 128.865 lao động. Riêng tại Mỹ, các công ty công nghệ đã sa thải gần 70.000 nhân viên.
Dẫn đầu làn sóng đại sa thải hiện nay là Meta. Ngày 9-11 hãng công bố quyết định sa thải khoảng 13% nhân lực, tức hơn 11.000 người. Theo lời của CEO Meta, Mark Zuckerberg, đó là “thay đổi khó khăn nhất” trong lịch sử của công ty, nhưng Meta buộc phải hành động để cắt giảm chi phí. Vào cuối tháng 10, công ty mẹ của Facebook cho biết chi phí của hãng trong quý III đã tăng vọt 19% so với năm ngoái lên 22,1 tỷ USD, trong khi doanh số giảm 4% xuống 27,71 tỷ USD và doanh thu hoạt động giảm 46% xuống 5,66 tỷ USD. Tin tức này lập tức khiến cổ phiếu của công ty lao dốc gần 20%. Không chỉ sa thải nhân viên, Zuckerberg còn cho biết sẽ ngưng việc tuyển dụng cho đến quý I-2023. Tính đến cuối tháng 9, Meta có hơn 87.000 nhân viên.
Xếp thứ hai là Amazon, công ty đã bắt đầu kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân viên (tương đương 3% lực lượng) kể từ tuần trước. Động thái này trái ngược với năm ngoái, khi công ty tuyển dụng thêm 55.000 nhân viên trên toàn cầu. Sự đảo ngược là hậu quả của việc dự báo doanh số chỉ tăng yếu ớt 2% trong mùa lễ hội năm nay, trái ngược với mức bùng nổ 38% hồi năm ngoái. Giám đốc Tài chính của Amazon nói với báo giới vào tháng 10 rằng người tiêu dùng đã thắt chặt hầu bao do lạm phát và giá năng lượng cao. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Amazon đã lao dốc hơn 47%.
Khi đại dịch mới bắt đầu, người ta chuyển từ cuộc sống trong thế giới thực sang thế giới số. Trong quá trình này, các công ty công nghệ được hưởng lợi lớn do người dân đọc báo online nhiều hơn, lướt mạng xã hội nhiều hơn và xem quảng cáo mạng cũng nhiều hơn. Nhờ đó, lợi nhuận của các công ty công nghệ như Amazon, Facebook hay Twitter đều tăng vọt. Họ phải tăng cường tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ lúc đó. Tuy nhiên, nay đại dịch đã yếu đi, người dân bắt đầu hoạt động, đi lại như bình thường, nhu cầu cho các sản phẩm/dịch vụ số cũng giảm theo, đã khiến các công ty công nghệ sa thải mạnh tay.
Công việc bấp bênh
Khi các công ty công nghệ ăn nên làm ra vào 2 năm trước, nhiều nhân sự trong ngành công nghệ đã nhảy việc để đến với những chỗ làm hấp dẫn với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, những người đó nay phải đối mặt với rủi ro bị mất việc rất lớn. Theo Công ty dịch vụ tài chính Bankrate, hơn một nửa (56%) người nhảy việc để có mức lương cao hơn vào năm ngoái đang lo lắng cho công việc của họ. Cuộc khảo sát trên 2.458 người Mỹ trưởng thành vào tháng 8, cho thấy những người nhảy việc lo lắng nhất về tình trạng việc làm trong tương lai của họ.
Công việc bấp bênh
Khi các công ty công nghệ ăn nên làm ra vào 2 năm trước, nhiều nhân sự trong ngành công nghệ đã nhảy việc để đến với những chỗ làm hấp dẫn với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, những người đó nay phải đối mặt với rủi ro bị mất việc rất lớn. Theo Công ty dịch vụ tài chính Bankrate, hơn một nửa (56%) người nhảy việc để có mức lương cao hơn vào năm ngoái đang lo lắng cho công việc của họ. Cuộc khảo sát trên 2.458 người Mỹ trưởng thành vào tháng 8, cho thấy những người nhảy việc lo lắng nhất về tình trạng việc làm trong tương lai của họ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của KPMG với 1.325 CEO, đa số CEO Mỹ (91%) tin rằng nền kinh tế số 1 thế giới đang hướng tới cuộc suy thoái; hơn một nửa (51%) CEO nói đối sách tốt nhất của họ với cuộc suy thoái sắp tới là cắt giảm số lượng nhân viên. Nhà phân tích Sarah Foster của Bankrate tin rằng, những nhân viên mới luôn nằm trong số những người đầu tiên bị các công ty nhắm mục tiêu cắt giảm việc làm trong thời kỳ suy thoái, bởi thời gian làm việc của họ ít hơn những đồng nghiệp cũ. Chẳng hạn, thời gian làm việc trung bình của 17.000 nhân viên bị sa thải là 1,2 năm, bằng một nửa thời gian làm việc trung bình của các đồng nghiệp cũ.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,7%, sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2023. |