Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 Mỹ-Trung bên bờ vực phá sản

(ĐTTCO) - Bài phân tích trên báo The Business Times nhận định, ngày càng có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giờ đây đang dần biến thành một cuộc chiến về công nghệ và chính trị.

 Bnews Bài phân tích trên báo The Business Times nhận định, ngày càng có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giờ đây đang dần biến thành một cuộc chiến về công nghệ và chính trị. Cảnh vắng vẻ tại San Francisco, California, Mỹ ngày 20/3/2020
Bnews Bài phân tích trên báo The Business Times nhận định, ngày càng có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giờ đây đang dần biến thành một cuộc chiến về công nghệ và chính trị. Cảnh vắng vẻ tại San Francisco, California, Mỹ ngày 20/3/2020

Khi những căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục tăng lên, Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 được ký kết vào đầu năm nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể không tồn tại sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Mặc dù lợi ích của cả hai nước là duy trì mối quan hệ theo đúng lộ trình vì sự không tuân thủ thỏa thuận hoàn toàn có thể làm gia tăng mức độ suy giảm kinh tế hiện nay, Washington và Bắc Kinh lại đang vướng vào một cuộc khẩu chiến có thể đẩy thỏa thuận đã mất nhiều tháng đàm phán rơi vào tình thế nguy hiểm.

Ngày càng có nhiều dấu hiệu ở cả hai bên cho thấy họ đang theo đuổi những cam kết không đáng có khi cuộc chiến thương mại – dựa trên những sự mất cân bằng về thương mại – giờ đây phát triển thành một cuộc chiến về công nghệ và chính trị ngày càng căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu trong một bài trả lời phỏng vấn trên truyền hình mới đây rằng Mỹ có thể cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh nếu cần thiết và bày tỏ thất vọng trước việc Trung Quốc không kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh. Tổng thống Mỹ cũng đã công khai phát biểu rằng ông có thể chơi “quân bài” thuế quan một lần nữa, coi đó là một sự trừng phạt tiềm tàng.

Là một phần của Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, Trung Quốc đã cam kết mua của Mỹ thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu trong năm 2020 và năm 2021. Cho đến nay, việc Trung Quốc mua hàng hóa của Mỹ đã giảm hẳn so với năm 2019. Trong quý I/2020, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017. 

Khoảng cách là đặc biệt lớn đối với đậu tương, trang thiết bị vận tải và năng lượng. Số liệu từ cả hai bên cho thấy thay vì tăng, thương mại Mỹ-Trung thực sự đang giảm sút.

Nhà phân tích hàng đầu thuộc công ty Shanghai JC Intelligence, ông Li Qiang cho rằng Trung Quốc có khả năng mua được 40 tỷ USD hàng hóa, nhưng việc mua bán này phải được dựa trên bầu không khí thân thiện.

Trong giai đoạn này, không có khả năng Mỹ sẽ dịu bớt lập trường đối với thỏa thuận thương mại. Ông Trump đã viết trên trang Twitter cá nhân về sự hoài nghi của mình: “Chúng ta vừa mới đạt được một thỏa thuận thương mại lớn, còn chưa ráo mực, và thế giới đã bị tác động bởi dịch bệnh từ Trung Quốc. Hàng trăm thỏa thuận thương mại sẽ không thể tạo nên sự khác biệt”.

Đây là câu trả lời cho một bài viết đăng trên Thời báo Hoàn cầu trích dẫn lời của một quan chức Trung Quốc nói rằng: “Việc kết thúc Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 trên thực tế nằm trong mong muốn của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi sau đại dịch, việc thỏa thuận này bị phá vỡ hoàn toàn sẽ có tác động tiêu cực đối tăng trưởng của cả Mỹ và Trung Quốc. Nó có thể làm tê liệt lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, vốn đã được lợi từ cuộc khủng hoảng này.

Ông Shaun Roache, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc công ty dịch vụ tài chính S&P Global, đánh giá: “Mối đe dọa về việc áp đặt các mức thuế quan cao hơn và cuộc “Chiến tranh lạnh” về công nghệ đang trở nên mạnh mẽ có thể làm gián đoạn thương mại và đầu tư về công nghệ, làm mất đi năng lượng của cái vẫn hứa hẹn là một động cơ cho sự phục hồi trong năm 2020”.

Về mặt chính thức, các cuộc đàm phán xung quanh việc thực hiện thỏa thuận đang diễn. Hôm 15/5, nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã có một cuộc điện đàm chính thức về vấn đề này.

Theo các nhà phân tích, thay vì chấm dứt hoàn toàn thỏa thuận, cả hai bên có thể quyết định việc thực hiện thỏa thuận ở mức tối thiểu để giữ thể diện. Ông Roache cho rằng kết quả có khả năng nhất là một sự tuân thủ nửa vời.

Trung Quốc từng bước tăng mua sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm có ảnh hưởng về mặt chính trị ở nước này như đậu tương, nhưng vẫn không đạt được một thỏa thuận toàn diện. Mỹ thừa nhận đạt được tiến bộ và tuyên bố là bên giành chiến thắng”.

Các tin khác