Hạ tầng chưa song hành cùng dân số
Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, cho rằng về quy hoạch tổng thể TP phải có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm và khu vực vệ tinh. Quy hoạch gắn với giao thông TP, gắn với liên kết vùng. Cần xem xét lại hướng phát triển của đô thị TP về hướng Nam, bởi đây là vùng đất thấp.
Vì thế, việc xây dựng nhà ở phía Nam phải có mật độ vừa phải, giữ cho được vùng đất trũng, vùng sinh quyển Cần Giờ. Theo ông Nhã, định hướng các hướng phát triển của TP hiện không còn phù hợp, do có nhiều thay đổi về biến đổi khí hậu, phát triển chung của cả vùng.
Hiện nay 95% cơ cấu kinh tế TP là công nghiệp, dịch vụ. Vì thế, TP đang đề xuất trong khối dịch vụ gắn với công nghiệp hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TP. Đây là nơi có mật độ cao nhất về công nghiệp công nghệ cao, về trí tuệ sáng tạo của TP.
Bất cập trong mô hình quản lý hành chính do có sự phân hóa về diện tích và dân số, cách quản lý còn có sự phân biệt giữa quận và huyện. TP sẽ nghiên cứu xác định lại cơ cấu quận, huyện để đảm bảo vận hành đô thị lớn hợp lý hơn. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM |
Bài toán dân số tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng kịp, hiện vẫn chưa có lời giải căn cơ. Do vậy trong quy hoạch phải có cơ chế phối hợp vùng, giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng đổ về TP. Lúc này TP phải thực hiện chức năng chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng. Cùng với đó, đối với công nghiệp, dịch vụ, TP chọn loại hình cần lao động trình độ cao.
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Phạm Chánh Trực, cho rằng TP đang có những vấn đề lớn, cơ bản cần quan tâm giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa không gian phát triển, không gian sống, hoạt động với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề này một mình TP không giải quyết được, phải nghiên cứu, hỗ trợ của cả vùng để bố trí lại lực lượng sản xuất trên toàn vùng Nam bộ.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM Lê Hoàng Châu, phân tích TPHCM là vùng sông nước, ven biển, TP của người nhập cư. Tuy nhiên, khâu yếu nhất là thực thi quy hoạch. “Phát triển các dự án BĐS phải đi đôi với hạ tầng đô thị. Cụ thể, việc phát triển các dự án BĐS phải đồng thời với chỉnh trang đô thị. Song thời gian qua, nhiều dự án cao tầng mọc lên tại nhiều khu vực tập trung lượng người dân sinh sống, đã gây quá tải hạ tầng đô thị” - ông Lê Hoàng Châu nói.
Đô thị ở một vài khu vực nén dân số nên việc giãn dân rất khó khăn.
Phân bố dân cư không đồng đều
Tại TPHCM, quận nhỏ nhất có diện tích 5km2, huyện Cần Giờ lớn nhất với 704km2, chênh nhau 140 lần. Cần Giờ có 70.000 dân trong khi quận, huyện có nơi 600.000 dân. Diện tích 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ chiếm 54% tổng diện tích TP, nhưng dân số chỉ chiếm 10%. Sự bất cập về mô hình quản lý hành chính này đang cản trở quá trình quản lý, điều hành và phát triển kinh tế-xã hội của TP. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng TP nghiên cứu để sắp xếp lại mô hình quản lý hành chính cho khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Tại TPHCM, quận nhỏ nhất có diện tích 5km2, huyện Cần Giờ lớn nhất với 704km2, chênh nhau 140 lần. Cần Giờ có 70.000 dân trong khi quận, huyện có nơi 600.000 dân. Diện tích 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ chiếm 54% tổng diện tích TP, nhưng dân số chỉ chiếm 10%. Sự bất cập về mô hình quản lý hành chính này đang cản trở quá trình quản lý, điều hành và phát triển kinh tế-xã hội của TP. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng TP nghiên cứu để sắp xếp lại mô hình quản lý hành chính cho khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Nhiều bất cập trong thực trạng quản lý đô thị tại TPHCM đã được các chuyên gia đô thị nêu ra, trong đó nổi bật là vấn đề nhà ở và giao thông. Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho biết, hiện nay tỷ lệ nhà riêng lẻ vẫn cao, trong khi tỷ lệ nhà chung cư còn thấp. Một số dự án nhà ở hiện nay phát triển không đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong quản lý nhà ở đã để xảy ra nhiều sai phạm như xây dựng không phép, sai phép, quản lý số nhà…
Trong lĩnh vực giao thông, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, cho biết hiện nay tỷ lệ phương tiện giao thông tăng hơn 3%/năm, trong khi diện tích mặt đường chỉ tăng 2%/năm, nên không đáp ứng đủ cho lưu thông. Theo ông Cường, 3 thách thức của giao thông TP gồm dân số gia tăng kéo nhu cầu đi lại gia tăng; vận tải công cộng không theo kịp nhu cầu đi lại; phương tiện giao thông công cộng tăng chậm trong khi ô tô và xe máy cá nhân tăng mạnh.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng để giải quyết căn cơ những bất cập của TPHCM trong quá trình phát triển đô thị, các cơ quan quản lý, nhà khoa học cần làm rõ các vấn đề. Theo đó, phải xem xét quy hoạch tổng thể, quy hoạch luôn gắn với giao thông và quy hoạch giao thông luôn đi trước và gắn với liên kết vùng. Trong quy hoạch phải có cơ chế phối hợp vùng để giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng trở về TP. TP phải thực hiện chức năng việc chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng. Cùng với đó, đối với công nghiệp, dịch vụ, TP chọn loại hình cần lao động trình độ cao.