Theo đó, định hướng phát triển hành lang sông Sài Gòn được chia làm 4 phân khu.
Phân khu 1 - Khu kết nối bản sắc: Khu vực này chủ yếu là nông thôn kéo dài từ trung tâm lịch sử Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến khu tưởng niệm địa đạo Củ Chi (TPHCM) , bao gồm huyện Củ Chi và Bến Cát (Bình Dương). Định hướng khu vực này phát triển hình thức công viên tư nhiện, tận dụng tối đa văn hóa và nông nghiệp… từ kinh nghiệm thành công của công viên vùng tự nhiên tại Pháp.
Phân khu 2 - Giao diện trù phú bao trùm: Đi ngược dòng đến Thủ Dầu Một với những vùng trồng trọt rộng lớn, đặc trưng cho vùng ven đô thị, những cánh đồng xen kẻ với đô thị, tạo ra vùng giao thoa giữa nông thông và thành thị, phát triển vùng trồng trọt thành “công viên nông nghiệp” vừa phát triển nông nghiệp vừa phát triển du dich “từ nông trại đến bàn ăn” với những nông sản chất lượng cao, phục vụ du lịch giải trí.
Phân khu 3 - Thanh Đa trải nghiệm về nguồn: Đề xuất phát triển đô thị hỗn hỗn hợp mật độ cao TOD và công viên nông nghiệp, giải trí ngập nước rộng 300ha.
Phân khu 4 - Khu trung tâm cánh cửa tương lai: Giống với vùng hợp lưu của sông Hudson và sông Đông ở TP New York… đây là cửa ngỏ nổi bật vào TPHCM, là nơi thể hiện hình ảnh đẹp nhất của đô thị với phần còn lại của đất nước và thế giới, hình thành những công trình tuyệt vời nhất của đô thị.
Được biết, hội thảo nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu chiến lược phát triển hành lang sông Sài Gòn của liên danh tư vấn AVSE Global, IPR cùng các chuyên gia, đối tác và cơ quan quản lý; thảo luận, góp ý giữa các nhóm danh tư vấn quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các dự án dọc sông Seine đã triển khai, thuận lợi và hạn chế, nhằm nhận diện thách thức và cơ hội cho TPHCM; đề xuất được cơ chế thực hiện và lập quy hoạch chỉnh trang, phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine phù hợp điều kiện thực tế và đề có thể hoàn thành cơ bản vào năm 2025.
Qua đó, TPHCM cũng đánh giá, xem xét cân nhắc nội dung tích hợp quy hoạch dọc hành lang sông Sài Gòn vào quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; làm rõ hơn trục phát triển sông Sài Gòn, gắn kết với hệ thống không gian mở đa chức năng; tích hợp và làm rõ các chiến lược phát triển ngành và hạ tầng xanh; lồng ghép nội dung, vận dụng vào quá trình quản lý thực tế của các sở, ban ngành, các quận huyện và TP Thủ Đức triển khai các chiến lược, chương trình kế hoạch quản lý phát triển các ngành lĩnh vực và địa bàn dọc sông Sài Gòn theo hướng tích hợp, có phân kỳ, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và hình thành các hệ sinh thái kinh tế dịch vụ dọc theo hành lang sông.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, cho biết công tác nghiên cứu chiến lược phát triển hành lang sông Sài Gòn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở này, UBND TPHCM giao nhiệm vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ động, tích cực triển khai nhanh chóng, phối hợp các nhóm chuyên gia IPR và AVSE Global, kết hợp toàn diện các yêu cầu từ Thành ủy, UBND TPHCM và đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông, hỗ trợ tư vấn tổ chức nghiên cứu chủ đề này.
Qua thời gian chuẩn bị, quá trình nghiên cứu tập trung vào nhiều chuyên đề cụ thể, cập nhật các định hướng mới trong chỉ đạo; phối hợp các nguồn lực đa dạng khác nhau từ các nhóm chuyên gia, đơn vị cá nhân, nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và đơn vị tư vấn trong và ngoài nước.
Đồng hành với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, đơn vị tư vấn đã tích cực chủ động nghiên cứu, tiếp cận các thông tin trong công tác quản lý thực tiễn địa bàn TPHCM và vùng nhằm đề xuất một nghiên cứu toàn diện, cập nhật những vấn đề mới cho Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM lần này.