Triển khai 4G như 3G sẽ thất bại

Hiện nay sự tăng trưởng về lưu lượng dữ liệu di động đặt ra yêu cầu cao cho các nhà khai thác di động trong việc đảm bảo mạng di động hoạt động hiệu quả và ổn định. Trong đó, về khía cạnh kinh doanh, tăng trưởng dữ liệu tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho nhà khai thác thông qua việc triển khai các mô hình kinh doanh mới, và thu hồi lợi nhuận từ hạ tầng đã đầu tư. Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến cuối năm 2015, số thuê bao di động Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào số lượng 1 tỷ thuê bao của khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Số lượng thuê bao di động của khu vực này chiếm khoảng 14% toàn cầu. Tới năm 2018, tỷ lệ thuê bao smartphone sẽ tăng khoảng 70%; đến 2021 mạng 4G sẽ cung cấp cho 75% toàn khu vực…

(ĐTTCO) - Theo các thông tin truyền thông, tôi được biết Việt Nam đã sẵn sàng để triển khai LTE (4G) vào năm 2016.

 

Hiện tại, lưu lượng dữ liệu đang tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng và các nhà mạng đang triển khai thử nghiệm LTE. Rất nhiều loại smartphone được bán ra thị trường đã có tính năng LTE tích hợp trong máy. Đón đầu xu hướng này, các nhà mạng lớn như Vietel, Vinaphone, Mobiphone đang rậm rịch tung ra thị trường gói cước 4G trong năm 2016. Tuy nhiên, nếu các nhà mạng vẫn cung cấp ra thị trường các gói cước 4G giống như 3G chắc chắn sẽ thất bại.

Hiện nay sự tăng trưởng về lưu lượng dữ liệu di động đặt ra yêu cầu cao cho các nhà khai thác di động trong việc đảm bảo mạng di động hoạt động hiệu quả và ổn định. Trong đó, về khía cạnh kinh doanh, tăng trưởng dữ liệu tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho nhà khai thác thông qua việc triển khai các mô hình kinh doanh mới, và thu hồi lợi nhuận từ hạ tầng đã đầu tư. Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến cuối năm 2015, số thuê bao di động Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào số lượng 1 tỷ thuê bao của khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Số lượng thuê bao di động của khu vực này chiếm khoảng 14% toàn cầu. Tới năm 2018, tỷ lệ thuê bao smartphone sẽ tăng khoảng 70%; đến 2021 mạng 4G sẽ cung cấp cho 75% toàn khu vực…

Vì thế, việc triển khai công nghệ 4G sẽ là một trong những xu hướng công nghệ quan trọng của Việt Nam trong năm 2016. Tuy nhiên, thực tế triển khai mạng 3G thời gian qua còn nhiều tồn tại, khi triển khai 4G các doanh nghiệp viễn thông vẫn chỉ cung cấp các gói cước 4G giống như 3G sẽ rất khó thành công, thậm chí sẽ thất bại. Theo tôi được biết, công nghệ 4G có lợi thế là giảm chi phí. Vì thế, việc tăng doanh thu của nhà mạng không thể tỷ lệ thuận với việc tăng data, mà phải dựa trên 2 yếu tố là tăng doanh thu từ nhiều dịch vụ khác nhau và giảm chi phí vận hành mạng. Theo đó, trách nhiệm của nhà mạng là làm sao giảm được chi phí truyền tải dữ liệu trên 1 bit, 1KB, bởi xu hướng là giá cước data ngày càng rẻ và không có điểm dừng.

Cụ thể, vấn đề đặt ra với các nhà mạng khi cung cấp 4G là tạo ra các gói cước phong phú, đa dạng, tinh vi cho các dịch vụ khác nhau và có sự liên kết giữa các dịch vụ, thậm chí người dùng có thể tự tạo ra gói cước data cho nhu cầu sử dụng của mình. Thí dụ chỉ sử dụng gói để xem phim HD, gói đi du lịch tìm kiếm địa điểm, gói data đi mua sắm online; liên kết với các đối tác để tìm kiếm các nguồn thu giá trị gia tăng khác…

Bên cạnh đó, hiện nay tùy vào loại ứng dụng, các thuê bao sẽ quyết định lựa chọn băng rộng di động hoặc Wi-Fi khi kết nối vào internet. Băng rộng di động và Wi-Fi sẽ phát triển song hành với nhau. Việc sử dụng Wi-Fi sẽ bổ sung cho băng rộng di động và phù hợp với những ứng dụng đòi hỏi nhiều dữ liệu. Vì thế, sự chuyển dịch từ 3G sang 4G sẽ tác động đến sự phân bổ nhóm người dùng đối với các gói cước dữ liệu. Việc sử dụng các thiết bị thông minh tạo nên sự gia tăng về lưu lượng di động và ngày càng nhiều thuê bao nâng cấp lên những gói cước có dung lượng dữ liệu lớn hơn. Đây là vấn đề các nhà mạng cần đặc biệt quan tâm để gói 4G đạt hiệu quả cao và thiết thực khi tung ra thị trường.

(Hà Nội)

Các tin khác