“Thứ 5 đen tối”
Có thể xem ngày 11-10 là phiên giao dịch đen tối của TTCK thế giới, khi 2 chỉ số CK của Hoa Kỳ là Nasdaq và Dow Jones 30 lần lượt ghi nhận mức giảm 4,08% và 3,15%. TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng này, khi ghi nhận mức sụt giảm mạnh thứ 2 trong lịch sử là 48 điểm (tương đương 4,84%).
Áp lực giảm của VN Index đến từ những mã CP có vốn hóa lớn, đặc biệt trong nhóm VN30 với 11/30 mã giảm sàn, như GAS (PV GAS), VCB (Vietcombank), HVM (Vinhomes), BID (BIDV). 4 mã CP này góp phần làm giảm điểm số của VN Index, với lần lượt 5,1 điểm, 4,6 điểm, 3,1 điểm và 2,7 điểm.
Điểm nhấn duy nhất của phiên giao dịch ngày 11-10 là thanh khoản tăng đột biến với 342 triệu CP được giao dịch trên sàn HOSE, tương đương giá trị giao dịch là 7.300 tỷ đồng, gấp đôi so với phiên 10-10 cả về khối lượng và giá trị giao dịch. |
Trong đó, chỉ riêng 10 CP lớn nhất mất hơn 90.400 tỷ đồng vốn hóa. Thống kê cho thấy những mã CP có vốn hóa giảm trên 10.000 tỷ đồng là GAS giảm 16.100 tỷ đồng, VCB giảm 14.400 tỷ đồng, VHM giảm 12.000 tỷ đồng. Về nhóm ngành, gần như tất cả đều giảm điểm ở phiên giao dịch này. Theo đó, nhóm CP dầu khí sụt giảm mạnh nhất khi mất 6,69%. Kế đến là nhóm CP ngân hàng và bất động sản với mức giảm lần lượt 6,49% và 3,82%.
Thông thường, ở những phiên giảm điểm sốc, NĐTNN thường mua ròng mạnh nhưng ở phiên giao dịch ngày 11-10, khối ngoại cũng đua nhau bán tháo cùng với NĐT, tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp trên sàn HOSE, với giá trị gần 268 tỷ đồng.
Có thể lấy dẫn chứng từ hoạt động của các quỹ ETF trong phiên giao dịch này: VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) bán ròng mạnh hàng loạt mã CP đang nắm giữ như STB (Sacombank), VRE (Vincom Retail), SSI (CK Sài Gòn), HPG (Hòa Phát), SBT (Thành Thành Công - Tây Ninh), VHM, NVL (Novaland), VCG (Vinaconex), ROS (FLC Faros), DPM (Đạm Phú Mỹ), MSN (Masan), VNM (Vinamilk), BVH (Bảo Việt), VCB. Sau phiên giao dịch, giá trị tài sản ròng (NAV) và giá chứng chỉ quỹ của VNM ETF đạt 15,34 USD/chứng chỉ quỹ và 15,03 USD/chứng chỉ quỹ, thấp hơn nhiều so với mức 16,44USD và 16,22USD cách đó 1 tuần.
Dù thị trường dầu đang biến động tăng, nhưng khi thị trường lao dốc họ nhà dầu cũng lao mạnh.
Bất ngờ hồi phục
Sau phiên giao dịch 11-10, phần lớn CTCK đều đưa ra các khuyến nghị hết sức thận trọng. Chẳng hạn, CTCK FPT (FPTS) cho rằng diễn biến bán tháo xảy ra khá đột ngột và chưa ghi nhận yếu tố nào đang chi phối trạng thái tâm lý này.
Sau phiên giao dịch 11-10, phần lớn CTCK đều đưa ra các khuyến nghị hết sức thận trọng. Chẳng hạn, CTCK FPT (FPTS) cho rằng diễn biến bán tháo xảy ra khá đột ngột và chưa ghi nhận yếu tố nào đang chi phối trạng thái tâm lý này.
Đây là sự cộng hưởng từ yếu tố bên ngoài và tâm lý lo ngại trong bối cảnh lãi suất ngân hàng cùng lợi suất trái phiếu chính phủ vẫn đang trên đà tăng. Phiên giảm mạnh cùng áp lực bán tháo vẫn luôn là dấu hiệu cảnh báo rủi ro nghiêm trọng về xu hướng. NĐT nên hạn chế giải ngân hoặc bắt đáy trong trong thời điểm hiện tại.
Đã từng có phiên giao dịch ngày 5-2-2018, VN Index đạt kỷ lục với mức giảm lên đến 56 điểm (tương đương 5,1%), từ 1.105 điểm xuống còn 1.048,71 điểm. Trong phiên giao dịch này vốn hóa thị trường bị bốc hơi 8 tỷ USD. |
Trong khi đó, trái với mọi dự đoán, khi TTCK Hoa Kỳ và châu Âu vẫn tiếp tục đỏ lửa ở đêm trước, VN Idnex bất ngờ hồi phục mạnh trong phiên giao dịch ngày 12-10. Kết phiên, VN Index tăng 24,19 điểm (tương đương 2,56%) lên mức 970,08 điểm, HNX Index tăng 2,58 điểm (tương đương 2,41%) lên mức 109,76 điểm. Sự phục hồi diễn ra một cách toàn diện, trái ngược với sự hoảng loạn ở phiên hôm trước. Nhóm CP vốn hóa lớn hôm trước còn trong tình trạng bán tháo nay phủ kín màu xanh, thậm chí nhiều mã trong tình trạng “cháy hàng”.
So với phiên trước, thanh khoản bất ngờ sụt giảm với giá trị giao dịch đạt 4.500 tỷ đồng. Khối ngoại sau chuỗi phiên bán ròng mạnh trên HOSE đã quay lại mua ròng 281 tỷ đồng. Đóng góp lớn vào con số mua ròng trên là giao dịch mua thỏa thuận VPB (VPBank) giá trị đạt trên 150 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là VCB 39,39 tỷ đồng, HPG 37,47 tỷ đồng và STB 27,45 tỷ đồng.
Khó đoán định
Ngay sau phiên “thứ 5 đen tối”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI), đã thừa nhận khi đưa ra các dự đoán về tương lai thị trường chỉ là ý kiến cá nhân để mọi người tham khảo và có quyết định cho riêng mình, không thể có tác dụng trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế hay sức khỏe của TTCK. “Giống như ta đi khám bệnh, nghe bác sĩ để phòng bệnh và sẽ không quá hoảng loạn tìm cách chữa bệnh khi chẳng may mắc bệnh. Bác sĩ không quyết định được tình trạng sức khỏe hiện tại của ta” - ông Hưng chia sẻ.
Khó đoán định
Ngay sau phiên “thứ 5 đen tối”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI), đã thừa nhận khi đưa ra các dự đoán về tương lai thị trường chỉ là ý kiến cá nhân để mọi người tham khảo và có quyết định cho riêng mình, không thể có tác dụng trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế hay sức khỏe của TTCK. “Giống như ta đi khám bệnh, nghe bác sĩ để phòng bệnh và sẽ không quá hoảng loạn tìm cách chữa bệnh khi chẳng may mắc bệnh. Bác sĩ không quyết định được tình trạng sức khỏe hiện tại của ta” - ông Hưng chia sẻ.
Chia sẻ của ông Hưng phần nào cho thấy ngay cả chuyên gia trên TTCK cũng không thể lý giải được vì sao VN Index phản ứng mạnh, nếu không nói là thái quá so với các TTCK khác trong khu vực. Điều này cho thấy việc đưa ra dự báo cho TTCK Việt Nam hết sức khó khăn. Phiên phục hồi ngày 12-10 chưa thể kết luận được thị trường sẽ đi theo kịch bản nào trong vài phiên tới. Ngoài rủi ro bên ngoài không lường trước, lượng hàng T+ về ở ngày thứ 3 và thứ 4 sẽ là bài kiểm tra lại hoạt động bắt đáy 2 phiên vừa rồi lên tới gần 12.000 tỷ đồng khớp lệnh thành công đến đâu, qua đó sẽ đánh giá thêm về xu hướng của thị trường.
Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), việc thị trường giảm sâu kèm theo khối lượng tăng mạnh là tín hiệu tiêu cực đối với diễn biến cũng như xu hướng của thị trường trong ngắn hạn. Phiên sụt giảm mạnh ngày 11-10 đã khiến các chỉ số và nhiều nhóm CP rơi vào tình trạng quá bán. Điều này có thể sớm giúp thị trường hồi phục trở lại trong những phiên tới, với vùng kháng cự dự kiến 955-972 điểm. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật sau phiên lao dốc mạnh.
Vùng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số nằm tại 918-922 điểm. Đây là vùng điểm được kỳ vọng giúp thị trường hồi phục tăng điểm trở lại. Dù vậy, rủi ro ở giai đoạn hiện tại vẫn rất đáng kể. Vì thế, áp lực khi lượng hàng lớn đã giao dịch trong phiên ngày thứ 5 về đến tài khoản là những vấn đề NĐT cần thận trọng các phiên đầu tuần tới. Tỷ trọng CP tạm thời vẫn nên được duy trì ở mức trung bình thấp và hạn chế mua đuổi trong 2 phiên tiếp theo.