Thừa nhận việc kháng nghị có thể mất nhiều năm mới được giải quyết, ông Birmingham cho biết Úc cũng sẽ tham vấn chính thức với Trung Quốc về vấn đề bán phá giá và các mức thuế khác đối với lúa mạch.
Trung Quốc cho rằng Úc đã có những hành động trợ cấp cho hoạt động sản xuất lúa mạch nước này. Tuy nhiên, chính phủ Úc phủ nhận việc này và cho biết họ sẽ tìm kiếm sự can thiệp từ WTO để bảo vệ quyền lợi của người nông dân.
Theo chuyên gia kinh tế Peter McCawley thuộc đại học quốc gia Úc cho biết: “Không rõ quyết định kháng nghị lên WTO sẽ có hiệu lực như thế nào, thông thường những trường hợp này sẽ kéo dài từ một đến hai năm. Vì vậy, theo một cách nào đó lời kêu gọi của chính phủ lên WTO chỉ mang tiếng biểu tượng hơn là mang lại hiệu quả tức thì hoặc một cách tiếp cận cuộc chiến tranh thương mại mang tính pháp lý hơn so với cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.