USD đang lên,VNĐ ổn định

Sức khỏe đồng đô la được hỗ trợ khi kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục phát đi tín hiệu tích cực từ thị truờng việc làm, lĩnh vực dịch vụ. Đồng bạc xanh thiết lập mức cao nhất so với đồng yen trong vòng 7 năm qua. Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD cũng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-2012. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng khả năng Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ tái tăng lãi suất cơ bản đồng đô la khi dấu hiệu hồi phục kinh tế dần rõ nét. Điều này sẽ tạo áp lực lên VNĐ và khả năng NHNN phải tính đến việc điều chỉnh tỷ giá.

Sức khỏe đồng đô la được hỗ trợ khi kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục phát đi tín hiệu tích cực từ thị truờng việc làm, lĩnh vực dịch vụ. Đồng bạc xanh thiết lập mức cao nhất so với đồng yen trong vòng 7 năm qua. Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD cũng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-2012. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng khả năng Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ tái tăng lãi suất cơ bản đồng đô la khi dấu hiệu hồi phục kinh tế dần rõ nét. Điều này sẽ tạo áp lực lên VNĐ và khả năng NHNN phải tính đến việc điều chỉnh tỷ giá.

Sức ép đồng USD

Báo cáo của Viện nghiên cứu ADP cho biết, trong tháng 11, khu vực tư nhân của nền kinh tế Hoa Kỳ tạo thêm được 208.000 việc làm mới sau khi tăng 210.000 việc làm trong tháng 10-2014. Viện quản lý cung ứng (ISM) cũng cho biết chỉ số PMI dịch vụ của Hoa Kỳ tăng từ 57,1 điểm trong tháng 10 lên 59,3 điểm trong tháng 11-2014, vượt dự báo 57,3 điểm của giới phân tích, cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Hoa Kỳ đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua. Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu xu hướng phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế ngày càng toàn diện và tự chủ.

Theo đó, tỷ giá đóng vai trò đáng kể làm tăng tỷ lệ lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn. Chỉ số đồng USD ngày 5-12 đạt mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trưởng ban nghiên cứu hàng hóa của ANZ, ông Mark Pervan, cho rằng dù các nhà đầu tư vẫn đang bỏ tiền để mua vàng và dầu, khi FED chấm dứt gói nới lỏng định lượng, các nhà đầu tư và đầu cơ “đẩy” giá hàng để chốt lời và cắt lỗ, chuyển sang nắm USD. Vì FED sẽ không duy trì lãi suất thấp lâu dài mà sẽ từ từ tăng lãi suất trở lại, nên các nhà đầu tư và đầu cơ cũng dần chuyển sang buông các loại tài sản khác để nắm USD trở lại.

Việt Nam không “neo” tỷ giá mà đang điều hành tỷ giá có điều tiết, tức thả nổi tỷ giá nhưng có kiểm soát và điều tiết thông qua biên độ tỷ giá hiện nay là 1%. Tất nhiên chúng ta cần đảm bảo tối đa để ổn định tỷ giá, vì nếu không sẽ tác động rất nhiều mặt trong doanh nghiệp, người dân cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.

TS. Cấn Văn Lực,
Chuyên gia tài chính-NH

Trong khi đó, vàng đang có xu hướng giảm, nhưng các công ty và quỹ đầu tư đang dần bán ra các loại tài sản này thay vì mua vào khi giá giảm như trước đây. Chuyên gia Kinh tế trưởng ANZ cho rằng, một khi lãi suất cơ bản USD được tái tăng sẽ tạo sức khỏe cho đồng bạc xanh. Điều này cũng sẽ tạo áp lực lên các đồng tiền khác, trong đó có VNĐ.

Hiện tại VNĐ tương đối ổn định, NHNN tuyên bố sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và đang dự trữ lượng ngoại hối dồi dào. Mặt khác, dòng tiền thuần vào Việt Nam vẫn dương, do đó tỷ giá sẽ khó biến động nhiều thời gian tới.

Nguyên nhân tỷ giá USD/VNĐ tăng thời gian qua là do cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển sang hướng nhập siêu trong vòng 2 tháng gần đây (tháng 9 và 10 tổng nhập siêu 1 tỷ USD), cùng với đó là dòng vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều sau khi FED ngừng gói hỗ trợ nới lỏng định lượng 3 (QE3). Bên cạnh đó, thanh khoản VNĐ ổn định trong tháng 10 và lãi suất thấp tạo điều kiện để các NHTM tăng cường mua ngoại tệ.

Đặc biệt, nhu cầu mua ngoại tệ tăng lên gần đây khi tỷ giá thị trường chạm mốc tâm lý 21.300 đồng và một số NHTM đã mua USD vào thêm để quản lý trạng thái ngoại hối của họ, khiến dấu hiệu tỷ giá đang lên.

Thả nổi nhưng kiểm soát và điều tiết

NHNN đã phá giá VNĐ 1% trong năm nay, tuy nhiên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cam kết sẽ không điều chỉnh tỷ giá quá 2%, duy trì chính sách phá giá có kiểm soát. NHNN và Chính phủ xác định ưu tiên duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá ổn định. Cầu bên ngoài mạnh sẽ hỗ trợ cho VNĐ. 

Thực tế, việc kiểm soát tỷ giá của Việt Nam thời gian qua đã tạo ổn định cho thị trường ngoại hối trong nước và điều này sẽ được duy trì trong năm sau. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào lạm phát của Việt Nam so với các nước.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Các chuyên gia HSBC cho rằng, VNĐ về xu hướng luôn tăng giá, nhưng NHNN có những biện pháp can thiệp để VNĐ không có những biến động đột ngột. Kể cả khi NHNN có tăng thêm 1% biên độ tỷ giá thì VNĐ vẫn ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực. Việc kiểm soát tỷ giá hiện nay của NHNN tạo ra mạng lưới an toàn, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Theo HSBC, nhiều khả năng VNĐ sẽ tiếp tục ổn định nhờ dòng vốn FDI ổn định vào Việt Nam và tài khoản thương mại đạt thặng dư từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối tháng 6-2014 đạt 35 tỷ USD, một con số rất khả quan, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu nếu khủng hoảng xảy ra. Do vậy cần tăng dự trữ ngoại hối. 

Các tin khác