Điều này khiến cho giá vàng SJC càng ngày càng khẳng định vị thế “một mình một chợ”, liên tục nới rộng khoảng cách với giá thế giới và chưa thấy tín hiệu sẽ được thu hẹp.
Tăng nhanh nhưng giảm từ từ
Cuối năm 2018, giá vàng SJC ở mức 36,32 - 36,59 triệu đồng/lượng. Thời điểm đó, giá bán ra cao hơn giá mua vào 220.000 đồng mỗi lượng. Vùng giá dưới 40 triệu đồng/lượng đó cũng được duy trì từ năm 2013.
Cuối năm 2018, giá vàng SJC ở mức 36,32 - 36,59 triệu đồng/lượng. Thời điểm đó, giá bán ra cao hơn giá mua vào 220.000 đồng mỗi lượng. Vùng giá dưới 40 triệu đồng/lượng đó cũng được duy trì từ năm 2013.
Từ năm 2019, vàng SJC đổi chiều. Trong năm đó, vàng đã bứt tốc với tổng mức tăng cả năm khoảng 6,2 triệu đồng/lượng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đẩy giá kim loại quý trên thị trường thế giới.
Đến tháng 8-2020, giá vàng thế giới lên mức 2.063USD/ounce, vượt kỷ lục 1.924USD/ounce từng xảy ra vào tháng 9 và tháng 10-2011, đã đẩy vàng SJC tăng mạnh hơn. Vàng miếng chốt phiên cuối năm 2020 ở mức 55,55 - 56,1 triệu đồng/lượng.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân cả năm 2020, chỉ số giá vàng đã tăng 28,05% so với năm 2019. Như vậy mức tăng thêm trong cả năm là gần 13,5 triệu đồng/lượng.
Cuối năm 2021, vàng SJC lại tiến lên mức 60,75 - 61,45 triệu đồng/lượng. Đầu năm 2022, thời điểm nổ ra chiến sự Nga - Ukraine, giá vàng thế giới tăng từ 1.900USD tiến lên đỉnh 2.078,8USD (từ ngày 24-2 cho đến đỉnh giá là ngày 8-3), tương đương tăng 178,8USD, quy đổi tỷ giá trong nước tương đương tăng 4,1 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vàng SJC tăng từ 64 triệu đồng lên đỉnh 74,4 triệu đồng, tức tăng đến 10,4 triệu đồng/lượng. Cuối tháng 9-2022, giá vàng thế giới quanh quẩn ở mức 1.650USD/ounce, quy đổi tương đương 47,5 triệu đồng/lượng. Cùng lúc vàng SJC giao dịch ở mức 64,4 - 65,5 triệu đồng/lượng.
Cùng với đà tăng từ tháng 8-2020 đến nay, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không ngừng được nới rộng. Cũng phải nói rằng, từ đầu năm 2014, NHNN dừng đấu thầu vàng vì lý do đã ổn định cả về giá và lượng. Từ đây, nhu cầu thị trường vàng cần sự can thiệp của NHNN gần như không có, nên đã bắt đầu nhen nhóm cho sự chênh lệch này.
Năm 2021 khoảng cách được kéo giãn tới mức hơn 11 triệu đồng/lượng. Năm 2022, giá vàng thế giới giảm, chênh lệch không giảm mà còn tăng thêm 17-19 triệu đồng/lượng, có thời điểm chênh lệch giá vàng trong nước lên gần 20 triệu đồng/lượng và hiện tại đang duy trì ở mức 18 triệu đồng/lượng.
Ai quản, ai can thiệp?
Giữa năm nay, đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề cập đến diễn biến không bình thường của thị trường vàng miếng trong nước, khi chênh lệch giữa giá vàng tại Việt Nam quá cao so với giá vàng trên thị trường thế giới.
Ai quản, ai can thiệp?
Giữa năm nay, đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề cập đến diễn biến không bình thường của thị trường vàng miếng trong nước, khi chênh lệch giữa giá vàng tại Việt Nam quá cao so với giá vàng trên thị trường thế giới.
Chất vấn này đã khiến vàng SJC đã “sập” nhẹ giá vào cuối tháng 5-2022, từ mức 69,9 triệu đồng/lượng xuống 68,8 triệu đồng/lượng. Khi đó, giá vàng miếng SJC rút ngắn khoảng cách với giá thế giới 16,55 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên gần đây, giá vàng thế giới giảm mạnh về vùng giá dưới 1.700USD/ounce, song giá trong nước chỉ dao động trong biên độ hẹp dẫn đến khoảng cách 18-19 triệu đồng lại tái diễn. Cũng tức là từ năm 2020 đến nay, vàng SJC liên tục duy trì vị thế “một mình một chợ”.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao vẫn do nguyên nhân rất cũ, là không có sự liên thông giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Từ năm 2012, NHNN đã ngưng hẳn quota nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng lớn cũng như các NHTMCP lớn. Kể cả việc gia công vàng trong nước cũng được kiểm soát rất chặt bởi NHNN.
Do đó, việc cung ứng vàng hoàn toàn không được liền mạch. NHNN cũng hứa sẽ tiếp tục đấu thầu khi thị trường có nhu cầu. Nhưng kể từ đó đến nay đã hơn 8 năm, chưa có phiên đấu thầu vàng miếng nào diễn ra.
SJC là DN nhà nước, nhưng cơ chế cung ứng vàng miếng cho họ thông qua nhập khẩu vàng hay dập vàng phân kim trong nước đều bị quản lý bởi NHNN thông qua Nghị định 24/2012. Do vậy, SJC thực ra cũng chỉ là một DN bình thường giống như DN vàng khác, mua được thì bán được, không mua được sẽ không dám bán, phải nâng giá lên. Điều này lý giải cho việc, khi vàng thế giới tăng giá sốc, các DN kinh doanh vàng cũng lập tức có các động thái chỉnh giá mua và giá bán theo hướng bảo toàn vốn cho chính mình.
Về phía cơ quan quản lý, NHNN khẳng định, hiện người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều. Do đó, NHNN chưa can thiệp, chỉ trong trường hợp cần thiết mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp. Thực tế, sẽ chẳng có ai có nhu cầu lớn với vàng SJC hiện tại khi chênh lệch với giá thế giới lên đến 18-20 triệu đồng/lượng. Hơn nữa, giá bán ra so với giá mua vào của các công ty kinh doanh vàng còn chênh lệch lên đến 800.000-1 triệu đồng/lượng, đồng nghĩa với việc khi người dân mua 1 lượng vàng đã thấy lỗ ngay trước mắt khoản tiền chênh lệch đó.
Liên quan đến câu chuyện chênh lệch giá, các công ty kinh doanh vàng miếng cũng đã từng phân trần, công ty không thao túng hay làm giá mà do cung - cầu của thị trường quyết định. Song theo quan sát, biến động của giá vàng rõ ràng đều do các công ty kinh doanh vàng miếng định đoạt tùy theo độ an toàn của họ. Dĩ nhiên, việc người dân thờ ơ với vàng miếng có lợi về mặt quản lý. Thế nhưng, việc “một mình một chợ” của vàng miếng SJC cũng khiến cho hàng trăm tấn vàng trong dân nằm bất động, trong khi đây là nguồn tiền nhàn rỗi tiềm năng.
Trên ĐTTC, các chuyên gia đã từng đề xuất nhiều giải pháp vừa huy động được nguồn vốn tiềm năng này, vừa rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa hai thị trường. Chẳng hạn, NHNN chủ trì huy động nguồn vốn từ nhân dân qua việc phát hành chứng chỉ vàng, thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia, phát hành chứng chỉ vàng ETF để ngoài việc huy động được vàng trong dân còn có lợi cho việc thu hút dòng vốn gián tiếp (FII) đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.
Kéo giảm chênh lệch giá vàng cũng sẽ hạn chế được tình trạng buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép qua biên giới như thời gian qua. Song có lẽ lúc này, nhà điều hành đến nay vẫn chưa tính đến chuyện thay đổi cách quản lý thị trường vàng, vì dẫu sao NHNN lâu nay luôn giữ quan điểm thận trọng trong điều hành. Và trong bối cảnh như vậy, kỳ vọng vàng SJC được trả lại đúng giá trị thị trường vẫn là điều xa vời.
Năm 2022, giá vàng thế giới giảm, chênh lệch không giảm mà còn tăng thêm 17-19 triệu đồng/lượng, có thời điểm chênh lệch giá vàng trong nước lên gần 20 triệu đồng/lượng và hiện tại đang duy trì ở mức 18 triệu đồng/lượng. |