Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.4% xuống 1,824.90 USD/oz, sau khi ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 03/9/2021 trong phiên trước đó.
Hợp đồng vàng tương lai hạ 0.1% xuống 1,828.40 USD/oz.
Gây áp lực lên vàng vì làm tăng chi phí đối với với người mua nắm giữ những đồng tiền khác, đồng USD đã tiến 0.1%.
Hiện sự tập trung chuyển sang báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ công bố vào cuối ngày, khi một thị trường lao động thắt chặt và sự mất trật tự trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể dẫn đến chỉ số CPI cao.
“Việc nâng lãi suất có thể không nhanh như thị trường kỳ vọng ban đầu và lạm phát tiếp tục tăng cao, tạo ra bối cảnh vĩ mô hỗ trợ cho kim loại quý phục hồi”, Harshal Barot, nhà tư vấn nghiên cứu cấp cao về Nam Á tại Metals Focus, chia sẻ. “Tuy nhiên, dữ liệu CPI cao có thể dẫn đến động thái chốt lời ở vàng bởi vì kỳ vọng sẽ tăng lên rằng Fed sẽ phải bắt đầu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát”.
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo CPI tháng 10 tăng 5.8% so cùng kỳ năm trước.
Báo cáo lạm phát được đưa ra sau khi các nhà hoạch định chính sách của Fed gợi ý vẫn chưa nâng lãi suất hồi đầu tuần này, mặc dù 2 trong số các quan chức theo quen điểm “bồ câu” của Fed cho biết vào ngày 09/11 rằng họ kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn về triển vọng kinh tế vào mùa hè năm sau.
Vàng thường có xu hướng được hưởng lợi từ lãi suất thấp vì chúng làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý không đem lại lợi suất.