Về miền đất Tổ

Không có một dân tộc nào có chung một gốc gác tổ tiên, có chung một cội nguồn, một ngày giỗ Tổ để từ đó hình thành nghĩa đồng bào (cùng bọc trứng), gắn kết người dân mọi miền như dân tộc Việt Nam. Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết: Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ dẫn theo 50 người con xuống biển để mở mang bờ cõi; Âu Cơ mang theo 50 người con ngược lên vùng núi làm kinh tế, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng được tôn làm vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương, trị nước Văn Lang của người Lạc Việt. Dưới trướng Vua Hùng có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc.   Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính). Vua đồng thời là người chỉ huy quân sự, gìn giữ bờ cõi đất nước, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở Phong Châu - nay thuộc tỉnh Phú Thọ. 18 đời Vua Hùng liên tục tiếp nối đã đưa đất nước phát triển, người dân sử dụng công cụ đồng thau phổ biến

Không có một dân tộc nào có chung một gốc gác tổ tiên, có chung một cội nguồn, một ngày giỗ Tổ để từ đó hình thành nghĩa đồng bào (cùng bọc trứng), gắn kết người dân mọi miền như dân tộc Việt Nam. Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết: Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con.

Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ dẫn theo 50 người con xuống biển để mở mang bờ cõi; Âu Cơ mang theo 50 người con ngược lên vùng núi làm kinh tế, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng được tôn làm vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương, trị nước Văn Lang của người Lạc Việt. Dưới trướng Vua Hùng có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc.

Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính). Vua đồng thời là người chỉ huy quân sự, gìn giữ bờ cõi đất nước, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở Phong Châu - nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

18 đời Vua Hùng liên tục tiếp nối đã đưa đất nước phát triển, người dân sử dụng công cụ đồng thau phổ biến, hình thành nền nông nghiệp trồng lúa nước, phát triển các nghề săn bắn, tiểu thủ công nghiệp như đúc đồng, làm đồ gốm...

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh, nay thuộc địa phận xã Hy Chương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại núi này và thực hiện lời của chư Tổ: “Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu”.

Quần thể các núi tại Nghĩa Lĩnh địa hình lô nhô, có hình dáng một đàn voi đầu quay về hướng Đông Nam. Núi Cả, nơi có mộ tổ Hùng Vương, có hình dáng đầu một con rồng đang bay về phía Nam, mình rồng uốn thành một dãy các khúc trong đó có núi Vặn - nay là đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ. Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm 4 đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Đền Hạ tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng.

Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi, nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ, thờ cúng trời đất, cổng đền có dòng đại tự: “Nam Việt triều tổ” (Tổ tiên của Việt Nam). Đền Giếng tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái vua Hùng thứ 18) làm nơi nghỉ ngơi, trang điểm khi theo cha kinh lý qua vùng này.

Là nơi tiên tổ khai sáng, lập quốc, đền Hùng đã trở thành biểu tượng tinh thần dân tộc Việt, là cội nguồn sức mạnh ý chí giữ nước chống xâm lăng, hàm chứa một nền văn hóa độc đáo, trở thành di tích vô giá trong tâm thức người dân.

Cuốn Ngọc phả Hùng Vương thời Hồng Đức (Hậu Lê) viết: “Từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến thời đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa...”. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, cha ông ta từ nhiều đời nay vẫn giữ gìn và tiếp tục tôn tạo, trùng tu làm cho khu mộ Tổ ở vùng đất Tổ trở thành khu di tích tâm linh – lịch sử có tầm quan trọng bậc nhất nước ta.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao trên nằm trong tâm thức mỗi người Việt, nhắc nhớ về lễ hội đền Hùng, một lễ hội tầm quốc gia để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của Đức Quốc Tổ. Thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5, 10 các thập kỷ).

Thực tế trước ngày 10-3 (âm lịch) cả tuần lễ, lễ hội đã diễn ra với các phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng), biểu diễn võ thuật, hành hương, rước kiệu tưởng niệm các vua Hùng và phần hội như biểu diễn các trò chơi dân gian, hát xoan, hát ghẹo...

Người dân cả nước về đây dự lễ, dâng hương để ghi khắc một lần tìm về miền đất Tổ, thể hiện đạo thờ cúng ông bà theo triết lý dân tộc: Cây có gốc, nước có nguôn. Chim có tổ, người có tông...

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. 

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Bàn thờ các đời vua Hùng. 

Về miền đất Tổ ảnh 3

Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc
nước Văn Lang của người Lạc Việt.
 

Về miền đất Tổ ảnh 4

Mộ Tổ Hùng Vương.

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. 

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. 

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. 

Về miền đất Tổ ảnh 8

Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng.

Khách hành hương xem biểu diễn trò chơi dân gian. Bàn thờ các đời vua Hùng. Hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân - người khai quốc nước Văn Lang của người Lạc Việt. Mộ Tổ Hùng Vương. Đền Trung và ghế đá tương truyền vua ngồi bàn việc nước cùng các quan. Khách thập phương chiêm bái các vị vua Tổ. Giếng nước thời Hùng Vương được bảo tồn. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa thời các vua Hùng. Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Đền Thượng - nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ cầu mùa, quốc thái dân an. 

Các tin khác