Thành cổ Quảng Trị xây dựng từ đầu thế kỷ XIX bên sông Thạch Hãn đi vào lịch sử bằng cuộc chiến 81 ngày đêm năm 1972, đã góp phần vào thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, tạo đà cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày giải phóng, thị xã Quảng Trị là mảnh đất bị san bằng, hủy diệt, ruộng đồng hoang hóa, đầy rẫy hố bom và dày đặc bom mìn nằm sâu trong lòng đất. Tất cả những gì từng hiện hữu xung quanh thành cổ Quảng Trị trở thành tro bụi. Nhân dân từ các nơi sơ tán trở về với 2 bàn tay trắng, nhà cửa, phố phường tan hoang. Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, quân và dân thị xã Quảng Trị đã vượt lên mọi khó khăn tái tạo cuộc sống mới.
40 năm sau ngày hòa bình, thị xã Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; công nghiệp, dịch vụ và du lịch chiếm tỷ trọng lớn. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn hàng năm tăng 20-30%. Đặc biệt, trên hoang tàn của thành cổ Quảng Trị đã được thay bằng các khu phố khang trang. Phía Tây thành cổ, song song con đường từ cửa hữu ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích thành cổ - sông Thạch Hãn, gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng 2 bên bờ sông. Năm 2014, thành cổ Quảng Trị được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và đang là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, hấp dẫn thu hút khách tham quan.
Thị xã Quảng Trị xinh đẹp 2 bên bờ sông Thạch Hãn. |
Khuôn viên thành cổ Quảng Trị ngày nay. |
Đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị. |
Lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ trên sông Thạch Hãn trước mặt thành cổ Quảng Trị. |
Du khách tham quan Bảo tàng thành cổ Quảng Trị. |
Học sinh thị xã Quảng Trị học vi tính theo tiêu chuẩn hiện đại. |
Bến thuyền thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn. |
Văn Viết Đức, lớp 12A1, Trường THPT thị xã Quảng Trị, học sinh đầu tiên của Quảng Trị |