Như vậy, tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng của năm nay đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,73 tỷ USD, tăng 17,6%; và các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,44 tỷ USD, tăng 9,9%.
Trong tháng 10, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 430.000 tấn với giá trị đạt 206 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 5,05 triệu tấn với 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 442,3 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Tiếp tục tăng mạnh về giá xuất khẩu vẫn là càphê, điều, cao su. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đạt 1,05 triệu tấn với 1,77 tỷ USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 40,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng điều cũng đã xuất khẩu đạt 289.000 tấn với 2,87 tỷ USD, giảm 0,4% về khối lượng nhưng tăng 23,1% về giá trị.
Trong tháng 10, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 430.000 tấn với giá trị đạt 206 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 5,05 triệu tấn với 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 442,3 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Tiếp tục tăng mạnh về giá xuất khẩu vẫn là càphê, điều, cao su. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đạt 1,05 triệu tấn với 1,77 tỷ USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 40,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng điều cũng đã xuất khẩu đạt 289.000 tấn với 2,87 tỷ USD, giảm 0,4% về khối lượng nhưng tăng 23,1% về giá trị.
Có giá xuất khẩu tốt (tăng 28,5%), nhưng càphê đã không tận dụng được cơ hội về giá bởi sản lượng xuất khẩu giảm quá mạnh (gần 23%). Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu đã có dấu hiệu giảm (2,5%) so với cùng kỳ năm. Khối lượng xuất khẩu càphê 10 tháng ước đạt 1,17 triệu tấn với 2,69 tỷ USD.
Sau 10 tháng, khối lượng xuất khẩu tiêu ước đạt 192.000 tấn với 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đến nay, mặt hàng rau quả vẫn có sự tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 ước đạt 209 triệu USD. Như vậy, giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam.
Trong tháng 10, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,86 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đạt 22,93 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 10 tháng, khối lượng xuất khẩu tiêu ước đạt 192.000 tấn với 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đến nay, mặt hàng rau quả vẫn có sự tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 ước đạt 209 triệu USD. Như vậy, giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam.
Trong tháng 10, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,86 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đạt 22,93 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.