Những tín hiệu vui
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết trong 9 tháng năm 2018 toàn ngành đã mang về 6,4 tỷ USD, sẽ tăng tốc 3 tháng còn lại để đạt kim ngạch hơn 9 tỷ USD.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết trong 9 tháng năm 2018 toàn ngành đã mang về 6,4 tỷ USD, sẽ tăng tốc 3 tháng còn lại để đạt kim ngạch hơn 9 tỷ USD.
“Tôm sẽ đạt kim ngạch khoảng 4 tỷ USD, cá tra có thể lần đầu phá kỷ lục 2 tỷ USD, còn lại là các hải sản khác. Để đạt được mức này, trung bình mỗi tháng phải đạt hơn 800 triệu USD” - ông Hòe nhấn mạnh. Thực tế, ngoài nhu cầu tăng cao của các thị trường để phục vụ dịp Noel, Tết Dương lịch và Âm lịch (thị trường Trung Quốc), đang có nhiều yếu tố thuận lợi khác đến với thủy sản Việt Nam.
Cụ thể, sau 9 tháng xuất khẩu tôm liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ), từ tháng 10 thị trường châu Âu đã trở nên thuận lợi hơn nhờ tác động của FTA Việt Nam - EU. Châu Âu tăng nhập cũng có nghĩa con tôm có nhiều cơ hội bứt phá, vì đến nay đây vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.
Với thị trường Hoa Kỳ việc thuế chống bán phá giá tôm giảm cùng với tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, sẽ là những động lực quan trọng để DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm.
Với cá tra không khó để cán đích 2 tỷ USD, vì trong 9 tháng đã đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD tăng 22,6% so với cùng kỳ. Đạt được kết quả này do giá trị xuất khẩu tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN đều tăng trưởng khả quan. Đặc biệt, việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khẳng định hệ thống quản lý chất lượng cá da trơn của Việt Nam đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Hoa Kỳ, sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra vào thị trường này. Dự báo Hoa Kỳ sẽ lấy lại ngôi vị nước nhập khẩu cá tra lớn nhất hiện đang trong tay Trung Quốc.
Một mặt hàng chủ lực khác trong nhóm ngành thủy sản xuất khẩu là cá ngừ cũng tự tin sẽ mang về 500 triệu USD trong năm 2018. Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc được kỳ vọng tạo cơ hội cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị phần của Trung Quốc tại thị trường này. Dù vậy, cá ngừ và các sản phẩm hải sản khác của Việt Nam đang đứng trước thách thức từ thẻ vàng IUU của châu Âu, nên DN hải sản sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc cạnh tranh này.
Nhiều nút thắt dài hơi
Với nhiều yếu tố thuận lợi, ngành thủy sản sẽ về đích như kế hoạch. Song để ngành phát triển bền vững, nhiều nút thắt cần phải được tiếp tục tháo gỡ. Đó là việc xây dựng mô hình bền vững trong nuôi trồng, sản xuất theo chuỗi từ con giống đến xuất khẩu.
Nhiều nút thắt dài hơi
Với nhiều yếu tố thuận lợi, ngành thủy sản sẽ về đích như kế hoạch. Song để ngành phát triển bền vững, nhiều nút thắt cần phải được tiếp tục tháo gỡ. Đó là việc xây dựng mô hình bền vững trong nuôi trồng, sản xuất theo chuỗi từ con giống đến xuất khẩu.
Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc CTCP Thực phẩm Sao Ta, cho biết thách thức lớn nhất với con tôm Việt Nam là vệ sinh an toàn thực phẩm và truy suất nguồn gốc. Hiện khoảng 90% lượng tôm nuôi từ các hộ nhỏ, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và không truy suất được.
Vì thế, việc hình thành những mô hình nuôi trồng bền vững sẽ giúp các nhóm ngành thủy sản có nhiều cơ hội bứt phá. Thí dụ cá tra đang thu về những kết quả hết sức khả quan, các DN đang đẩy mạnh thu mua cá nguyên liệu. Trở ngại lớn nhất hiện nay là thiếu con giống chất lượng cao đảm bảo được yêu cầu xuất khẩu.
Về vấn đề trên, mới đây Bộ NN-PTNT đã gửi công văn tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành nuôi cá tra về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất cá tra trong những tháng cuối năm. Công văn tập trung vào một số nội dung, như khuyến khích người dân, DN đầu tư nuôi cá tra theo hướng liên kết chuỗi; kiểm soát chặt lượng vật tư đầu vào và chất lượng con giống; khuyến khích DN đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu, sản xuất giống cá tra chất lượng cao… Vấn đề IUU của ngành hải sản Việt Nam cũng là nút thắt cần cấp bách tháo gỡ.
Theo Vasep, hành trình lấy lại thẻ xanh không tính vài tháng mà phải tính bằng năm, và như vậy cần có nhiều kế hoạch bài bản, cụ thể. Bước đầu, đoàn Nghị viện châu Âu sau chuyến làm việc tại Bình Định mới đây, đã có những đánh giá tích cực về nỗ lực của tỉnh. Hy vọng những nỗ lực này sẽ giúp đưa đến kết quả là Nghị viện châu Âu sớm gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.