3 nhà băng 0 đồng tạm thời ổn định

(ĐTTCO) - Việc 3 NH bị NHNN mua lại với giá 0 đồng do thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu hàng chục ngàn tỷ đồng đã gây ra những tranh luận trái chiều trong dư luận tại thời điểm đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2016 nhìn lại có thể thấy quyết định của NHNN đang dần mang lại hiệu quả tích cực cho chính bản thân những NH này lẫn hệ thống tài chính.

(ĐTTCO) - Việc 3 NH bị NHNN mua lại với giá 0 đồng do thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu hàng chục ngàn tỷ đồng đã gây ra những tranh luận trái chiều trong dư luận tại thời điểm đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2016 nhìn lại có thể thấy quyết định của NHNN đang dần mang lại hiệu quả tích cực cho chính bản thân những NH này lẫn hệ thống tài chính.

Lột xác

Giữa tháng 1-2016, NHTM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu quyết định thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu mới với mong muốn trở thành một NH bán lẻ năng động, linh hoạt và phát triển an toàn, bền vững. Theo đó tên gọi sẽ là GPBank thay vì GP.Bank lúc trước. Theo bà Trần Thị Lệ Nga, Chủ tịch HĐTV GPBank, NH đã tập trung giải quyết các khoản nợ tồn đọng trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp tối ưu hiệu quả trong công tác thu hồi nợ và lành mạnh hóa tài chính; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, chất lượng quản trị rủi ro, chất lượng nguồn nhân sự...”. Còn theo Tổng giám đốc GPBank, sau 6 tháng được NHNN mua lại, kết quả kinh doanh của NH đã có được những cải thiện đáng kể với lỗ bình quân của NH từ tháng 7-2015 đến cuối năm đã giảm 38% so với từ tháng 7-2015 về trước.

Tiếp tục đẩy mạnh việc mua bán, sáp nhập NH trong năm 2016, có thể sẽ xem xét cho phá sản một số công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Điều này để thị trường làm quen với việc phá sản, và đánh động các NH chứ Nhà nước không thể bao bọc mãi được.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc NHNN

Là đầu mối tiếp nhận quản lý, điều hành 2 NH 0 đồng trong giai đoạn mới, tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016 của VietinBank, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thắng cho biết 2 NH bị mua với giá 0 đồng là Oceanbank và GPBank đang hoạt động bình thường trở lại, tiền gửi của 2 NH đều tăng trưởng kể từ khi VietinBank tham gia vào tái cơ cấu. Trong đó, tại Oceanbank tăng trưởng tiền gửi đạt 17%, GPBank tăng 3%. Đặc biệt Oceanbank đã xử lý thu hồi được 5.000 tỷ đồng nợ xấu và đến cuối năm 2015 NH đã bắt đầu có lãi.

Còn nhớ tại thời điểm bị mua lại, GPBank lỗ lũy kế lên đến hơn 12.000 tỷ đồng. Đây là con số gần gấp 4 lần vốn chủ sở hữu của NH này. Như vậy, về nguyên tắc GPBank đã phá sản và không thể tự phục hồi được. Tương tự như vậy, dù con số chính thức lỗ lũy kế của Oceanbank không được công bố nhưng chắc chắn NH này cũng có số lỗ lũy kế rất lớn. Trong khi đó, NH Xây Dựng số lỗ lũy kế trước khi bị mua lại với giá 0 đồng hơn 18.000 tỷ đồng và được giao cho Vietcombank tiếp quản. Từ tháng 7-2015, NH Xây dựng cũng đã thông báo thay đổi nhận diện thương hiệu mới là CBBank và khởi động đồng loạt các hoạt động kinh doanh trở lại.

Quyết định của NHNN mua lại các NH với giá 0 đồng lúc đó đã gây ra nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng Nhà nước sẽ bị thiệt hại khi “ôm cục nợ” lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Một số quan điểm ủng hộ lại cho rằng dù có thể bị thiệt hại về mặt tài chính nhưng việc làm này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng NHNN được “hời” vì không phải bỏ ra đồng vốn nào mà được sở hữu 3 NH. Việc “lời hay lỗ” cho đến nay vẫn chưa thể có một câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy chỉ có NHNN mới có đủ điều kiện trong việc tiếp quản và tái cấu trúc những NH này. Đây là những trường hợp đặc biệt NHNN có thể “đặc cách” không cần phải nâng vốn lên để đáp ứng đúng quy định của pháp luật. NHNN cũng có thể cấp vốn cho những NH này để duy trì thanh khoản một cách dễ dàng.

Về khả năng tái cơ cấu NHNN cũng có đầy đủ nguồn lực hơn cả với 2 NHTM nhà nước lớn là VietinBank và Vietcombank đã đứng ra tiếp quản. Với hệ thống quản lý đã được vận hành một cách ổn định và nguồn nhân lực dồi dào của đơn vị tiếp quản, việc tái cấu trúc các NH này được thực hiện không quá khó khăn. Kết quả là sau chưa được 1 năm thực hiện tái cấu trúc cả 3 NH bị mua với giá 0 đồng đã dần đi vào hoạt động ổn định.

Kịch bản nào cho tương lai?

Việc NHNN nắm giữ 100% vốn 3 NH này được xem chỉ là một giải pháp tạm thời. Về lâu dài NHNN phải thoái vốn tại 3 NH này để tập trung vào lĩnh vực chuyên môn là quản lý nhà nước. Tuy nhiên, số phận của 3 NH này sắp tới vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Một điều chắc chắn là với tình hình hiện nay Oceanbank, GPBank và CBBank vẫn chưa thể có vốn chủ sở hữu dương. Bên cạnh đó, cả 3 NH này cũng không có lợi thế đặc biệt gì để hấp dẫn những NH khác chấp nhận mua lại một NH đang bị thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu.

Với thông tin ít ỏi về 3 NH như hiện nay rất khó để đánh giá được triển vọng thực sự. Có thể hiện một phần không nhỏ những khoản nợ xấu của các NH đã được VAMC mua lại. Tuy nhiên, với cơ chế mua nợ hiện nay của VAMC trách nhiệm xử lý nợ chính vẫn là các NH. Như vậy việc xử lý nợ xấu của 3 NH này phụ thuộc rất lớn vào 2 NH tiếp quản là Vietcombank và VietinBank.

Kịch bản “đẹp” nhất về số phận của 3 NH bị mua với giá 0 đồng là trong một vài năm tới việc tái cấu trúc sẽ thành công. Hoạt động kinh doanh của những NH này tốt dần lên và một phần nợ xấu được thu hồi để giảm lỗ xuống mức thấp nhất. Như vậy, NHNN có thể bán cổ phần của những NH này trên thị trường tài chính hoặc cho những NH khác. Đây cũng là cách thức thông thường để xử lý những NH yếu kém của các quốc gia khác trên thế giới. Tuy vậy, việc “xóa sổ” hàng chục ngàn tỷ đồng lỗ lũy kế trong một sớm một chiều là không phải dễ dàng.

Oceanbank đã xử lý thu hồi được 5.000 tỷ đồng nợ xấu và đến cuối năm 2015 NH đã bắt đầu có lãi.

Oceanbank đã xử lý thu hồi được 5.000 tỷ đồng nợ xấu và đến cuối năm 2015 NH đã bắt đầu có lãi.

Cũng có quan điểm cho rằng những NH này sẽ được sáp nhập vào một NHTMCP có nguồn gốc nhà nước nào đó như Vietcombank, VietinBank, hoặc BIDV. Với việc sở hữu tỷ lệ chi phối tại những NHTM này NHNN hoàn toàn có thể chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập đó. Ngay cả khi việc sáp nhập này có thể không có lợi cho NH nhận sáp nhập, nhưng đây có thể là một lựa chọn tốt nhất để tái cấu trúc những NH yếu kém. Những sự thay đổi hiện tại của các NH 0 đồng là một tín hiệu tích cực bước đầu, vì một khi hoạt động kinh doanh được khôi phục sẽ kỳ vọng có lãi để hồi sinh. Việc nắm giữ 3 NH này cùng với chặng đường tiếp tục tái cơ cấu hệ thống tài chính sẽ là một thách thức không nhỏ cho nhà điều hành mà cụ thể đây là NHNN.

Các tin khác