1. Nhiều doanh nghiệp không thực sự hiểu chuỗi cung ứng của họ
Một số doanh nghiệp có thể đã phát hiện ra có những điểm yếu nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng của họ vẫn không bị phơi bày, cho đến khi bị căng thẳng bởi đại dịch. Các phương pháp quản lý chuỗi cung ứng thông thường không đủ đáp ứng với môi trường khó lường của Covid-19, bao gồm nhu cầu tăng đột biến, các đối tác đột ngột tạm dừng hoặc ngừng hoạt động, cũng như thiếu hụt nguyên liệu và sản phẩm đột ngột.
2. Không ai có thể trốn khỏi Covid-19
Doanh nghiệp không thể đơn giản thay thế bên thứ 3 có hiệu suất bị ảnh hưởng bởi Covid-19, vì phần lớn các nhà cung cấp trong bất kỳ lĩnh vực hoặc ngành cụ thể nào đều bị ảnh hưởng. Điều này khiến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận xét: “Đại dịch Covid-19 đã thay đổi môi trường kinh doanh cho nhiều tổ chức trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thể phản ứng, thích ứng và thiết lập các cơ chế quản lý khủng hoảng để vượt qua các tình huống bất trắc”.
Sau khi sống sót và phục hồi sau các vấn đề và những gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch, nhiều doanh nghiệp hiện đang khám phá những ý tưởng mới và làm việc với bên thứ 3 để có khả năng phục hồi tốt hơn trong tương lai.
3. Tất cả là hệ sinh thái
Các vấn đề về chuỗi cung ứng khi bắt đầu đại dịch cho thấy sự cần thiết phải chuyển mối quan hệ người mua - người bán từ “giao dịch” sang “cộng sinh”. Ngay cả từ “chuỗi cung ứng” cũng có vẻ lỗi thời, bởi doanh nghiệp mở rộng hiện đại là hệ sinh thái quan hệ đối tác giữa các bên thứ 3, thứ 4 thậm chí thứ 5, không phải là chuỗi các mối quan hệ 1-1 rời rạc.
Một số có thể không phù hợp tốt với hệ sinh thái doanh nghiệp mở rộng hiện đại. Thí dụ, có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phân phối truyền thống, thường hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp, khiến họ dễ bị tổn thương đáng kể trong các sự kiện gây rối. Thay vào đó, có thể có nhiều mối quan hệ trực tiếp hơn giữa người mua và nhà cung cấp, tập trung nhiều hơn vào giá trị của sự gần gũi về địa lý.
4. Xây dựng mối quan hệ tin cậy
Các nhà cung cấp cần có khả năng giao tiếp cởi mở hơn với người mua khi họ gặp khó khăn, không sợ rằng sự trung thực này sẽ khiến họ bị loại khỏi chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cần thay đổi cách thương thảo với các nhà cung cấp bằng cách nói rõ rằng họ sẵn sàng “chấp nhận một chút rủi ro để quản lý rủi ro”, để giúp các nhà cung cấp đang gặp khó khăn phục hồi. Điều này có thể liên quan đến việc cung cấp lời khuyên về quản lý và quy trình, hoặc thậm chí là hỗ trợ tài chính.
5. Nắm bắt công nghệ để có phản ứng nhanh hơn
Đại dịch cho thấy nhu cầu về dữ liệu quản lý rủi ro bên thứ 3 (TPRM) theo thời gian thực. Loại dữ liệu này cho phép các công ty nhanh chóng "kết nối các điểm" và đưa ra các quyết định quan trọng, sáng suốt ngay từ đầu khi xảy ra khủng hoảng. Rất ít tổ chức đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng và quy trình quản lý dữ liệu tổng thể (MDM) cần thiết để tạo ra loại nền tảng dữ liệu TPRM thời gian thực này.
Do đó, nhiều người không hài lòng với các khoản đầu tư của họ vào công nghệ TPRM, thường do dữ liệu cơ bản không đủ để công nghệ TPRM cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực vào hệ sinh thái doanh nghiệp mở rộng. Trong Báo cáo khảo sát toàn cầu về TPRM năm 2020 của Deloitte, 72% số người được hỏi cho biết họ không hài lòng hoặc một phần không hài lòng với công nghệ rủi ro của bên thứ 3. Công nghệ này đang phát triển nhanh chóng và cung cấp một số khả năng mới mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ gián đoạn một cách hiệu quả trong cuộc khủng hoảng như Covid-19.
Covid-19 đã dạy một số bài học quan trọng về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Các tổ chức áp dụng những bài học đó vào hành động sẽ được chuẩn bị tốt hơn để chống chọi với sự kiện gián đoạn lớn tiếp theo. Những người có thể thay đổi cách tiếp cận của họ với các bên thứ 3 và áp dụng công nghệ theo cách mang lại khả năng hiển thị chân thực, theo thời gian thực vào hệ sinh thái doanh nghiệp mở rộng, sẽ có khả năng tránh được sự nhầm lẫn trong chuỗi cung ứng trong tình huống khủng hoảng.
Câu hỏi lớn các tổ chức nên đặt ra bây giờ, là liệu họ có thực sự học được từ những bài học này, và đang thực hiện những thay đổi cần thiết để trở nên mạnh mẽ hơn, chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro trong tương lai hay không.
Câu hỏi lớn các tổ chức nên đặt ra bây giờ, là liệu họ có thực sự học được từ những bài học này, và đang thực hiện những thay đổi cần thiết để trở nên mạnh mẽ hơn, chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro trong tương lai hay không.