Bất ổn địa chính trị kéo nhà đầu tư 'trú ẩn' vào vàng

(ĐTTCO) - Theo WGC, bất ổn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô có thể sẽ là những tình huống xảy ra thường xuyên trong trong năm 2025 và làm tăng nhu cầu về vàng như một tài sản lưu trữ của cải và phòng ngừa rủi ro.

Mức cao kỷ lục

Báo cáo về Xu hướng nhu cầu vàng quý IV và năm 2024 vừa được Hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố, cho thấy tổng nhu cầu vàng hàng năm (bao gồm cả giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC) đạt mức cao kỷ lục mới là 4.974 tấn.

A3.jpg
Giá vàng cao là trở ngại lớn đối với ngành trang sức trên khắp các thị trường ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam.

Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư tăng cùng với hoạt động mua vào mạnh mẽ và liên tục của khối ngân hàng trung ương (NHTW). Sự kết hợp giữa giá vàng cao kỷ lục và khối lượng giao dịch đã làm tổng giá trị nhu cầu vàng đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 382 tỷ USD.

Theo WGC, các NHTW đã liên tục mua vàng Giá vàng cao là trở ngại lớn đối với ngành trang sức trên khắp các thị trường ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam với tốc độ nhanh trong năm 2024, với số lượng mua vượt 1.000 tấn trong năm thứ 3 liên tiếp. Hoạt động mua vào tăng đáng kể trong quý IV-2024, đạt 333 tấn và nâng tổng lượng mua vào hàng năm của các NHTW lên 1.045 tấn.

Nhu cầu đầu tư về vàng trên toàn cầu tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023 lên 1.180 tấn - mức cao nhất trong 4 năm - do sự hồi sinh nhu cầu của quỹ hoán đổi danh mục vàng (ETF) trong nửa cuối năm 2024. Các quỹ ETF toàn cầu đã nắm giữ thêm 19 tấn vàng trong quý IV-2024, đánh dấu 2 quý liên tiếp có dòng tiền chảy vào vàng.

Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng toàn cầu, Việt Nam chứng kiến mức giảm theo năm và trong quý IV ở mức chung là 15%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giá vàng cao, sự hạn chế trong chi tiêu và chính sách siết chặt của Chính phủ đối với hành vi trốn thuế.

Trở ngại với ngành trang sức

Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc NHTW toàn cầu tại WGC, cho rằng giá vàng tăng cao đã làm giảm nhu cầu về vàng trang sức, với mức tiêu thụ hàng năm giảm 11% xuống còn 1.877 tấn. Trong bối cảnh giá vàng tăng cao kỷ lục, sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu yếu ở Trung Quốc (giảm 28%), trong khi nhu cầu về vàng trang sức ở Ấn Độ vẫn ổn định (chỉ giảm 2%).

Giá vàng cao là trở ngại lớn đối với ngành trang sức trên khắp các thị trường ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam. Theo WGC, Việt Nam đi ngược lại xu hướng của khu vực với mức giảm 14% trong quý IV-2024. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt nguồn cung đã hạn chế khả năng mua vàng miếng của các nhà đầu tư và dẫn đến mức chênh lệch giá cao hơn.

“Trong bối cảnh này, một số nhà đầu tư đã chuyển sang mua vàng nhẫn. Mặc dù vàng nhẫn được xếp vào vàng trang sức, nhưng những chiếc nhẫn vàng trơn này thường được sử dụng làm tài sản đầu tư”, báo cáo của WGC cho biết.

Nhà đầu tư vẫn ưa thích vàng

Theo bà Louise Street, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại WGC, vàng một lần nữa là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong năm 2024, với giá vàng chạm tới 40 mức cao kỷ lục trong năm qua. Tuy nhiên, nhu cầu về vàng trong năm 2024 không tăng hoặc giảm đều đặn mà thay đổi theo nhiều biến động khác nhau. Các NHTW ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ trong quý I trước khi giảm dần vào giữa năm và lại tăng cao trong quý IV.

“Điều này là do việc bắt đầu các chu kỳ cắt giảm lãi suất của nhiều NHTW và sự bất ổn địa chính trị gia tăng trên toàn cầu, bao gồm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông”, bà Louise Street phân tích.

Theo bà Louise Street, trong năm 2025, các NHTW sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và các nhà đầu tư ETF vàng sẽ tích cực tham gia vào thị trường vàng, nhất là khi lãi suất giảm. Sự bất ổn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô có thể sẽ là những tình huống xảy ra thường xuyên trong trong năm nay, và làm tăng nhu cầu về vàng như một tài sản lưu trữ của cải và phòng ngừa rủi ro.

Các tin khác