Theo Bộ Công Thương, phải tính đến những hậu quả hệ lụy liên quan đến những thiệt hại hàng nghìn tỷ mà nhà đầu tư đã bỏ ra 10 năm nay, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp theo chủ trương kiến tạo của Chính phủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh, cũng như của Việt Nam.
Bên cạnh đó, phải tính đến hiệu quả kinh tế của dự án, phát triển công nghiệp và kinh tế Việt Nam, đóng góp vào GDP, giảm nhập siêu, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, cũng như các vấn đề liên quan như an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội và nhiều hệ lụy khác.
Trước đó, ngày 25/7/2017, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý kiến về Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh."
Tại hội thảo, có nhiều ý kiến đồng tình với việc tiếp tục thực hiện dự án, nhưng cũng có những ý kiến chưa thật yên tâm, đề nghị tiếp tục làm nghiên cứu làm rõ thêm về vấn đề môi trường, đa dạng sinh học... Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và cơ quan liên quan, chỉ đạo chủ đầu tư tiếp thu, giải trình làm rõ các vấn đề nêu trên sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo.
Bộ Công Thương cho biết Dự án và thiết kế kỹ thuật do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp-TKV chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ mỏ-Luyện kim và Viện Tháo khô thoát nước mỏ (VIOGEM của Nga) lập.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập các Hội đồng thẩm định, gồm các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về địa chất mỏ, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khai thác mỏ, bảo vệ môi trường, biển đảo; trong đó có các chuyên gia do VUSTA, Ủy ban khoa học công nghệ môi trường Quốc hội, đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tham gia.
Ngoài ra trong quá trình thẩm định, Bộ Công Thương mời Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam là Viện nghiên cứu đầu ngành về mỏ, tuyển, môi trường mỏ thẩm định dự án; Tư vấn nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn CBM về Tư vấn, kinh doanh và quản lý (Cộng hòa Liên bang Đức), gọi tắt là CBM, thẩm định độc lập.
Tuy nhiên, do dự án phức tạp, khối lượng tài liệu nghiên cứu rất lớn nên việc thẩm định gần 1 năm mới hoàn thành. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Như vậy, có thể nói dự án đã được lập và thẩm định rất kỹ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan tới các vấn đề về môi trường, Bộ Công Thương cho biết những vấn đề hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún và sạt lở bờ mỏ trong quá trình khai thác; giải pháp ứng phó với sự cố môi trường: động đất, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, sóng thần…; giải pháp đối với vấn đề caster, xâm nhập mặn; giải pháp về vấn đề cát bay, cát chảy; giải pháp đối với bãi thải lấn biển; xử lý nước thải; phương án cải tạo phục hồi môi trường, sử dụng đất sau khai thác được các nhà khoa học và dư luận quan tâm đã được làm rõ trong báo cáo thẩm định thiết kế kỹ thuật của Bộ Công Thương.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng các giải pháp là phù hợp.
Về hiệu quả kinh tế, theo Bộ Công Thương, hiệu quả kinh tế của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (dự án TIC) cập nhật tháng 3/2017 cao hơn so với dự án phê duyệt năm 2014. Cụ thể, tổng mức đầu tư giảm còn 12.192 tỷ đồng so với 14.517 tỷ đồng trước đó, thời gian hoàn vốn giảm xuống còn 7,5 năm so với 9,5 năm trước đó.
Tuy nhiên, Bộ cũng đề nghị chủ đầu tư trong quá trình khai thác giai đoạn 1 đến mức -145 m, TIC phải tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung về địa chất thủy văn và địa chất công trình và chuyên sâu về hang caster, cập nhật dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần để bổ sung giải pháp thiết kế, bảo vệ môi trường cho phù hợp.
Ngoài ra, dự án chưa tính đến một số nguồn thu lớn khác từ khoáng sản đi kèm; nguồn nước ngọt thu từ quá trình tháo khô mỏ với khối lượng lớn, qua xử lý sẽ là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Vì vậy, dự án có hiệu quả là khả thi.
Về năng lực tài chính của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và tính khả thi trong việc tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Công Thương cho rằng khi dự án được khởi động lại, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng. Bộ Công Thương đã nêu rõ điều này trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 2/2017./.
Bên cạnh đó, phải tính đến hiệu quả kinh tế của dự án, phát triển công nghiệp và kinh tế Việt Nam, đóng góp vào GDP, giảm nhập siêu, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, cũng như các vấn đề liên quan như an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội và nhiều hệ lụy khác.
Trước đó, ngày 25/7/2017, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý kiến về Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh."
Tại hội thảo, có nhiều ý kiến đồng tình với việc tiếp tục thực hiện dự án, nhưng cũng có những ý kiến chưa thật yên tâm, đề nghị tiếp tục làm nghiên cứu làm rõ thêm về vấn đề môi trường, đa dạng sinh học... Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và cơ quan liên quan, chỉ đạo chủ đầu tư tiếp thu, giải trình làm rõ các vấn đề nêu trên sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo.
Bộ Công Thương cho biết Dự án và thiết kế kỹ thuật do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp-TKV chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ mỏ-Luyện kim và Viện Tháo khô thoát nước mỏ (VIOGEM của Nga) lập.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập các Hội đồng thẩm định, gồm các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về địa chất mỏ, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khai thác mỏ, bảo vệ môi trường, biển đảo; trong đó có các chuyên gia do VUSTA, Ủy ban khoa học công nghệ môi trường Quốc hội, đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tham gia.
Ngoài ra trong quá trình thẩm định, Bộ Công Thương mời Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam là Viện nghiên cứu đầu ngành về mỏ, tuyển, môi trường mỏ thẩm định dự án; Tư vấn nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn CBM về Tư vấn, kinh doanh và quản lý (Cộng hòa Liên bang Đức), gọi tắt là CBM, thẩm định độc lập.
Tuy nhiên, do dự án phức tạp, khối lượng tài liệu nghiên cứu rất lớn nên việc thẩm định gần 1 năm mới hoàn thành. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Như vậy, có thể nói dự án đã được lập và thẩm định rất kỹ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan tới các vấn đề về môi trường, Bộ Công Thương cho biết những vấn đề hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún và sạt lở bờ mỏ trong quá trình khai thác; giải pháp ứng phó với sự cố môi trường: động đất, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, sóng thần…; giải pháp đối với vấn đề caster, xâm nhập mặn; giải pháp về vấn đề cát bay, cát chảy; giải pháp đối với bãi thải lấn biển; xử lý nước thải; phương án cải tạo phục hồi môi trường, sử dụng đất sau khai thác được các nhà khoa học và dư luận quan tâm đã được làm rõ trong báo cáo thẩm định thiết kế kỹ thuật của Bộ Công Thương.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng các giải pháp là phù hợp.
Về hiệu quả kinh tế, theo Bộ Công Thương, hiệu quả kinh tế của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (dự án TIC) cập nhật tháng 3/2017 cao hơn so với dự án phê duyệt năm 2014. Cụ thể, tổng mức đầu tư giảm còn 12.192 tỷ đồng so với 14.517 tỷ đồng trước đó, thời gian hoàn vốn giảm xuống còn 7,5 năm so với 9,5 năm trước đó.
Tuy nhiên, Bộ cũng đề nghị chủ đầu tư trong quá trình khai thác giai đoạn 1 đến mức -145 m, TIC phải tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung về địa chất thủy văn và địa chất công trình và chuyên sâu về hang caster, cập nhật dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần để bổ sung giải pháp thiết kế, bảo vệ môi trường cho phù hợp.
Ngoài ra, dự án chưa tính đến một số nguồn thu lớn khác từ khoáng sản đi kèm; nguồn nước ngọt thu từ quá trình tháo khô mỏ với khối lượng lớn, qua xử lý sẽ là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Vì vậy, dự án có hiệu quả là khả thi.
Về năng lực tài chính của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và tính khả thi trong việc tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Công Thương cho rằng khi dự án được khởi động lại, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng. Bộ Công Thương đã nêu rõ điều này trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 2/2017./.