Bộ NN-PTNT đề nghị TPHCM tổng hợp nhu cầu lương thực, thực phẩm cần cung ứng

(ĐTTCO) - Để không còn thiếu hàng hoá, nông sản, lương thực, thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị UBND TPHCM và các tỉnh phía Nam cung cấp số liệu về nhu cầu và khả năng sản xuất, tự chủ để Bộ NN-PTNT có phương án cân đối và cung ứng. 
Rau củ quả tại TPHCM tăng vọt và khan hiếm từ khi thành phố giản cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ảnh: TN
Rau củ quả tại TPHCM tăng vọt và khan hiếm từ khi thành phố giản cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ảnh: TN

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa ký công văn gửi UBND TPHCM, các tỉnh, thành phố tại vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, về việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng đảm bảo lương thực, thực phẩm để phòng chống dịch Covid-19. 

Ngày 11-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác kiểm tra, đôn đốc tình hình phòng chống dịch Covid-19 và sản xuất kinh doanh tại một số địa phương ở phía Nam, nhất là tại TPHCM. Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên phân luồng hàng hoá, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân trong vùng dịch bệnh. 

Thủ tướng đã phân công các Bộ trưởng trực tiếp làm việc với TPHCM, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải quyết định, xử lý ngay các vướng mắc, kiến nghị của thành phố. Giao Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lo cung ứng thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, lưu thông nông sản.

"Không để TPHCM lúng túng, bị động vì thiếu hàng hóa và gặp khó khăn trong lưu thông hàng hóa", Thủ tướng yêu cầu.

Thực hiện theo chỉ đạo này, trong công văn vừa gửi đi, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND TPHCM thông tin kịp thời cho Bộ NN-PTNT về nhu cầu lương thực, thực phẩm cần được cung ứng để đảm bảo cuộc sống của nhân dân trong điều kiện thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ở Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức rà soát, đánh giá tình hình sản xuất các loại nông sản chính tại địa phương (bao gồm chủng loại, sản lượng đang thu hoạch, sẽ thu hoạch dự kiến theo từng tháng đến hết năm 2021). 

Đồng thời xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản của địa phương phù hợp với điều kiện phòng chống dịch Covid-19; dự báo những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, lưu thông tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết khó khăn.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đề nghị trước mắt, các địa phương cần chỉ đạo các Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 ưu tiên, tạo điều kiện tối đa cho lưu thông, tiêu thụ nông sản; ưu tiên tiêm vaccine phòng ch

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất. 

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.