Trong đó, có thể xuất hiện những nhóm người nhỏ khởi nghiệp và sáng tạo, nhưng có thể thay đổi tương lai, diện mạo cả một nền kinh tế.
PHÓNG VIÊN: - Có ý kiến cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn cho Việt Nam. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?
Ông TRƯƠNG GIA BÌNH: - 4.0 là một cuộc cách mạng, dù muốn hay không cuộc cách mạng này đang đến với tất cả quốc gia, các ngành và sẽ thay đổi thế giới chúng ta đang sống. Vậy ai sẽ có lợi thế và không lợi thế từ cuộc cách mạng này? Cách mạng là những cái cũ sẽ bị thay thế bởi những cái mới, ai có nhiều cái cũ quá tất nhiên sẽ rất mệt mỏi để thay thế. Quan trọng hơn cả, trước đây có hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, nhưng bây giờ là “cá nhanh” nuốt “cá chậm”. Cho nên, nếu Việt Nam tự tin mình có thể trở thành cá nhanh (thay đổi nhanh) sẽ có lợi thế. Vậy cá nhanh cần gì? Điều đầu tiên là toán học, vì cuộc cách mạng số liên quan rất nhiều đến toán học, trí tuệ nhân tạo.
Nếu so sánh Việt Nam với các nước trên thế giới về toán học, chúng ta đứng thứ 12 thế giới, trên cả Hoa Kỳ. Như vậy có thể thấy chúng ta có tiềm năng với lực lượng trẻ, ham học, yêu thích toán học, thích đổi mới… và đây là cơ hội của Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam có kịp trở thành cá nhanh hay đang bơi đã bị nuốt chửng.
- Nếu nhìn vào 4.0 là cơ hội của các doanh nghiệp (DN) lớn, nhiều tiền, nhiều công nghệ thì Việt Nam rất yếu thế. Nhưng nếu nhìn cuộc cách mạng này là của các DNNVV hay DN siêu nhỏ lại là lợi thế. Điều này liệu có đúng, thưa ông?
- Tôi không bao giờ nhìn nhận 4.0 là cơ hội cho các DN lớn, cuộc cách mạng này chỉ dành cho những người nhanh nhẹn. Nếu DNNVV nhanh nhạy sẽ khỏe hơn DN lớn.
- Nếu nhìn vào 4.0 là cơ hội của các doanh nghiệp (DN) lớn, nhiều tiền, nhiều công nghệ thì Việt Nam rất yếu thế. Nhưng nếu nhìn cuộc cách mạng này là của các DNNVV hay DN siêu nhỏ lại là lợi thế. Điều này liệu có đúng, thưa ông?
- Tôi không bao giờ nhìn nhận 4.0 là cơ hội cho các DN lớn, cuộc cách mạng này chỉ dành cho những người nhanh nhẹn. Nếu DNNVV nhanh nhạy sẽ khỏe hơn DN lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn..., để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
- Để trở thành DN số, DN Việt Nam cần quan tâm đến những yếu tố gì, thưa ông?
- Theo tôi chỉ có 2 từ “hành động”. Cuộc cách mạng số là một cơn lốc làm thay đổi tất cả nền tảng sản xuất cộng đồng DN đang có hiện nay. Nếu DN vận động và chủ động lợi dụng “sóng” của cuộc cách mạng này sẽ chiến thắng trong tương lai. Tức phải hành động từng bước nhỏ, “dò đá qua sông” là quan trọng nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới, trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...
- Để trở thành DN số, DN Việt Nam cần quan tâm đến những yếu tố gì, thưa ông?
- Theo tôi chỉ có 2 từ “hành động”. Cuộc cách mạng số là một cơn lốc làm thay đổi tất cả nền tảng sản xuất cộng đồng DN đang có hiện nay. Nếu DN vận động và chủ động lợi dụng “sóng” của cuộc cách mạng này sẽ chiến thắng trong tương lai. Tức phải hành động từng bước nhỏ, “dò đá qua sông” là quan trọng nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới, trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...
Chẳng hạn trong lĩnh vực dệt may, trước đây các nước có ngành dệt may phát triển như Hoa Kỳ, Anh vì thiếu lao động nên đã dịch chuyển thuê nhân công sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công nghệ robot trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt Nam có thể quay ngược lại đặt ở Hoa Kỳ, bởi họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều robot.
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa.
- Ông vừa nói đến sự nhạy bén của các DN nhỏ, nhưng có một thực tế họ lại không nhận thức được hết về tác động 4.0 đến DN của mình như thế nào. Vậy theo ông DN nhỏ cần phải tìm ra lời giải nào trước cuộc cách mạng này?
- Trong các ngành kinh tế, có một ngành Việt Nam khá nổi trội, đó là tin học. Lĩnh vực này trong suốt thời gian qua luôn tăng trưởng ở mức 20-30%, điều này chưa có một ngành, lĩnh vực nào làm được. Thí dụ, “hiện tượng” Uber có thể coi là một điển hình về sự nhanh nhẹn trong áp dụng công nghệ, trí tuệ thông minh nhân tạo để có được hệ thống vận tải mới chưa từng tồn tại trước đó.
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa.
- Ông vừa nói đến sự nhạy bén của các DN nhỏ, nhưng có một thực tế họ lại không nhận thức được hết về tác động 4.0 đến DN của mình như thế nào. Vậy theo ông DN nhỏ cần phải tìm ra lời giải nào trước cuộc cách mạng này?
- Trong các ngành kinh tế, có một ngành Việt Nam khá nổi trội, đó là tin học. Lĩnh vực này trong suốt thời gian qua luôn tăng trưởng ở mức 20-30%, điều này chưa có một ngành, lĩnh vực nào làm được. Thí dụ, “hiện tượng” Uber có thể coi là một điển hình về sự nhanh nhẹn trong áp dụng công nghệ, trí tuệ thông minh nhân tạo để có được hệ thống vận tải mới chưa từng tồn tại trước đó.
Như vậy, cách mạng 4.0 không chỉ làm tốt hơn việc cũ mà còn đẻ ra những việc hoàn toàn mới. Nếu đất nước nào dũng cảm đổi mới, đi thẳng vào statrup, có khát vọng vươn lên quốc gia đó chiến thắng.
- Xin cảm ơn ông.
- Xin cảm ơn ông.
Việt Nam đang có vị thế trên thế giới về công nghệ thông tin. Trong đó, Hà Nội và TPHCM đã được ghi nhận trong top 10 thành phố có những công ty đổi mới sáng tạo lớn. Có thể khẳng định Việt Nam đã có những công ty lớn nhất Đông Nam Á về thông tin và dịch vụ thông tin. Việt Nam đang phục vụ thế giới về thay đổi số. |