TDTD là sức khỏe nền kinh tế
Tại các quốc gia phát triển, TDTD là chỉ số phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế, bởi nó gắn chặt với tổng cầu của nền kinh tế. Nếu tín dụng sản xuất kinh doanh thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, TDTD sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và làm tăng tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển, tăng việc làm, nâng cao thu nhập. Tăng trưởng kinh tế là hệ quả của sự tác động tương hỗ nhịp nhàng của 2 loại tín dụng này. Hơn nữa, TDTD giúp việc sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế hiệu quả hơn.
Tại các quốc gia phát triển, TDTD là chỉ số phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế, bởi nó gắn chặt với tổng cầu của nền kinh tế. Nếu tín dụng sản xuất kinh doanh thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, TDTD sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và làm tăng tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển, tăng việc làm, nâng cao thu nhập. Tăng trưởng kinh tế là hệ quả của sự tác động tương hỗ nhịp nhàng của 2 loại tín dụng này. Hơn nữa, TDTD giúp việc sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, theo thống kê của NH Thế giới (WB), sản lượng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu đối với sự tăng trưởng của kinh tế. Trong bối cảnh tổng cầu các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, việc kích cầu tiêu dùng nội địa là chính sách tất yếu và thông qua đó mở ra nhiều cơ hội. Theo tính toán, quy mô thị trường TDTD tăng 1%, GDP sẽ tăng 0,12%. Khi nền kinh tế khó khăn, TDTD sẽ hỗ trợ sức mua của người dân, từ đó bảo vệ và hạn chế tính “tổn thương” đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó giúp duy trì được nền sản xuất trong khủng hoảng, thúc đẩy quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh sau khủng hoảng, tái lập cán cân cung cầu toàn thị trường, tác động tích cực đến việc làm và thu nhập.
Đặc biệt, TDTD cung cấp cho người dân nguồn tài chính để chi tiêu, từng bước cải thiện đời sống thông qua việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp với chi phí hợp lý hơn, nhất là với nhóm khách hàng “dưới chuẩn”. Trong bối cảnh của Việt Nam, sự phát triển của TDTD còn có vai trò quyết định đối với mục tiêu hạn chế thị trường tín dụng đen, làm lành mạnh thị trường tài chính. Trong bối cảnh hiện tại, TDTD còn giúp tính thanh khoản của các TCTD khi hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.
Nguy cơ hiển hiện
Nguy cơ hiển hiện
Mục tiêu phát triển TDTD đạt mức 1 triệu tỷ đồng vào năm 2020, nâng tỷ trọng vay tiêu dùng trên dư nợ lên mức 40-50% tổng dư nợ, đã được đặt ra trước đại dịch Covid-19. Điều đó cho thấy việc thúc đẩy TDTD không phải mới đặt ra. Tuy nhiên, dù hoạt động TDTD có sự phát triển trong khoảng 10 năm qua, nhưng kèm theo đó cũng bộc lộ vô số bất cập từ thể chế đến thị trường.
Thứ nhất, dưới tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ người lao động bị thất nghiệp, mất việc làm, giảm bớt giờ làm, suy giảm thu nhập ngày càng tăng. Theo đó, sức mua và thói quen tiêu dùng cũng giảm và thay đổi đáng kể. Theo số liệu từ Infocus Mekong, chi tiêu của hộ gia đình giảm bình quân 15% với các lĩnh vực về ăn uống, giáo dục, giải trí, nhà cửa… Còn theo WB, chỉ số gián tiếp mô phỏng tiêu dùng của hộ gia đình - doanh số bán lẻ trong nước - giảm 2,9%/tháng (so cùng kỳ năm trước) trong quý II-2020. Hệ quả tất yếu là nhu cầu vay tiêu dùng của người dân sẽ giảm tương ứng.
Thứ hai, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng không nhỏ khiến khả năng trả nợ trở nên bấp bênh. Theo khảo sát của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 25% doanh nghiệp thành viên phải cắt giảm lực lượng lao động hoặc giảm lương, trong khi khoảng 60% doanh nghiệp áp dụng chế độ giờ làm linh hoạt, hoặc giảm giờ làm và/hoặc đào tạo cho người lao động. Khối ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dẫn đến nguy cơ nợ xấu luôn hiện hữu khi thúc đẩy TDTD, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng “dưới chuẩn”.
Thứ ba, trong nửa đầu năm 2020, tình hình nợ xấu của NH cũng có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê, chỉ có 18/45 NH báo cáo tỷ lệ an toàn vốn phù hợp với chuẩn Basel II. Theo tính toán của NHNN, mức tổng dư nợ có thể gặp nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán do ảnh hưởng của đại dịch có thể lên đến 23%. Vì vậy, nếu tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng lên từ TDTD sẽ tạo sự cộng hưởng nguy hiểm, ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống.
Thứ tư, dù khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng đã hình thành và có nhiều sự thay đổi theo hướng hoàn thiện, song vấn đề cốt lõi về việc triển khai các biện pháp thu hồi nợ vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Các điều kiện bổ trợ cho hoạt động TDTD chưa được hình thành, bao gồm các dữ liệu dân cư, tiền lương, cơ chế quản lý nguồn thu của khách hàng vay nợ. Cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay cũng rất sơ khai. Quy định pháp luật còn chung chung, thiết chế bảo vệ chuyên biệt chưa được hình thành. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), dịch vụ TDTD là lĩnh vực bị khiếu nại nhiều nhất trong năm 2019.
Thứ năm, thị trường TDTD còn quá sơ khai. Hiện tại có khoảng 10 công ty tài chính, 4 tổ chức tài chính vi mô. Các thiết chế TDTD không chính thức khác đã hình thành và đang hoạt động rầm rộ, nhưng chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Thực trạng này làm TDTD chính thức và tín dụng đen bị hòa trộn trong nhận thức của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người dân vào TDTD. Khi thị trường TDTD chưa được hình thành đầy đủ, động lực cho việc giảm lãi suất sẽ không tồn tại.
Đây là cơ hội để các TCTD cải cách toàn diện phương thức triển khai hoạt động TDTD từ quy trình, nhân sự, công nghệ đến chiến lược kinh doanh, nhưng cần thận trọng với những kịch bản sẵn sàng ứng phó các rủi ro trong tình hình bất định. |