Về việc giải quyết những tồn tại của những sản phẩm hiện hữu, hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đang tồn kho mua đi bán lại mà pháp lý chưa rõ ràng, hay sản phẩm đang xây dựng dở dang, chưa được bàn giao cho khách hàng…
Đây là vấn đề nan giải, vì loại sản phẩm này chiếm khoảng 90% và đó là những sản phẩm trung, cao cấp, nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến lãng phí xã hội, để lại nhiều hệ lụy như những khu đô thị “ma” đã từng xảy ra.
Để sản phẩm nhanh chóng đi vào thị trường, trước hết phải giải quyết 2 vấn đề là pháp lý và tài chính. Theo đó, về phía DN cần xem xét lại giá bán của dự án mình, tỷ suất lợi nhuận, điều chỉnh giá bán cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Chính phủ đã ban hành NĐ08 đồng ý cho TPDN gia hạn thêm 2 năm, giúp DN có lại dòng tiền để xử lý những tồn đọng hiện nay. Về pháp lý, để giúp DN hoàn tất thủ tục pháp lý của dự án rất cần sự hỗ trợ từ chính quyền, vì nhiều dự án kéo dài cả chục năm nhưng pháp lý không xong.
Về dòng tiền cho BĐS, tôi nghĩ trong thời gian ngắn chỉ giải quyết được 50%, vì có những DN đi quá xa về xử lý dòng tiền, âm dòng tiền. Hoặc có những DN nhiều dòng sản phẩm không phù hợp, buộc phải loại bỏ khỏi thị trường.
Bởi lẽ, không phải ai cũng cứu, ai cũng hỗ trợ, chỉ nên cứu những dự án đáp ứng được nhu cầu thật của thị trường.