Các thuong hiệu toàn cầu như Starbuck, Nike, Disney,… đã chia sẻ về những kinh nghiệm mà họ đang phải đối mặt để vượt qua cuộc khủng hoảng. Các công ty cho rằng các chiến lược mà họ đang áp dụng với tình thế hiện nay sẽ không phải là chiến lược tạm thời mà có thể thay đổi vĩnh viễn cách thế giới làm việc, thương mại và quản lý doanh nghiệp của mình.
Theo Despina Katsikasik, ảnh hưởng của Covid-19 đã tạo ra sự thay đổi môi trường làm việc rất lớn. Despina Katsikasik là giám đốc của một công ty tư vấn đổi mới&sáng tạo bất động sản thương mại Cushman&Wakefield có trụ sở tại London, đã tư vấn cho các công ty trên khắp thế giới về việc sắp đặt văn phòng khi các nhân viên trở lại làm việc trong trạng thái bình thường mới.
Lấy kinh nghiệm từ Trung Quốc trong trạng thái bình thường mới, Despina đã tư vấn cho các công ty đặt các bàn làm việc cách xa 2 mét, khoảng cách an toàn mà các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo để tránh lây lan virus. Bên cạnh đó, nhân viên khi làm việc tỏng văn phòng được yêu cầu di chuyển theo một chiều để hạn chế tiếp xúc gần nhau, giảm nguy cơ lây lan virus. Hơn thế nữa, Despina tin rằng trong tương lai, các bề mặt tiếp xúc chung như thiết bị quẹt thẻ điện từ sẽ được thay thế bằng cảm biến khuôn mặt hoặc hoạt động quét mã QR trên điện thoại cá nhân sẽ được phổ biến rộng rãi.
Đối với việc mua sắm và tiêu dùng, Nike có thể được xem là một điển hình tiêu biểu về việc thích nghi tốt với những trạng thái mới. Trong tháng 3, công ty đã báo cáo doanh thu tăng mạnh, phần lớn nhờ vào hoạt động chuyển dịch từ hoạt động kinh doanh từ cửa hàng sang hoạt động kinh doanh trực tuyến. Công ty đã sẵn sàng đầu tư một ứng dụng cho riêng mình và thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua nền tảng mới này trên điện thoại di động của khách hàng. Ứng dụng còn đặc biệt thành công tại Trung Quốc khi khuyến khích người dùng tham gia vào hoạt động rèn luyện thể lực tại nhà trên ứng dụng.
Xuất nhập khẩu được xem là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, các cảng biển, sân bay, bến bãi đều đóng phải đóng cửa và điều này cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung hàng hóa chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình trạng khó khăn, IBM, gã khổng lồ công nghệ cho biết họ sẽ cho ra mắt một hệ thống AI quản lý chuỗi xuất nhập khẩu nhằm giải quyết vấn đề khó khăn nhất của nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. IBM cho biết nhiều công ty đang có nhu cầu rất lớn về chương trình mới của công ty nhằm đối phó với những cuộc khủng hoảng tiếp theo trong tương lai.