Tạo đỉnh ngắn hạn
Giữa tháng 3, mã TCM (CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công) có đợt sóng tăng lên mức 28.000 đồng/CP, sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết bởi 11 quốc gia gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Với CPTPP, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi thứ nhất, tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng, trong đó có nhiều thị trường chưa có FTA như Australia, Canada, Chile...
Đặc biệt, CPTPP quy định thuế suất hầu hết các mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. Như vậy, thuế suất vào các thị trường xuất khẩu giảm, sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời nâng cao sức cạnh tranh.
CPTPP cũng giúp cho các mã CP dệt may như GMC (CTCP Sản xuất thương mại - May Sài Gòn), TNG (CTCP Đầu tư và Thương mại TNG), EVE (CTCP Everpia), GIL (CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh)… tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua.
Cụ thể, GMC tăng vượt mốc 29.000 đồng/CP, TNG vượt mốc 16.000 đồng/CP, EVE vượt mốc 18.000 đồng/CP, GIL vượt mốc 48.000 đồng/CP. Tuy nhiên, sau đợt sóng CPTPP, nhóm CP dệt may dần hạ nhiệt và chỉ thật sự nóng trở lại trước những diễn biến leo thang của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ngành dệt may đứng trước cơ hội lớn nhờ tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: VIẾT CHUNG
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (14-9), TCM tăng lên gần chạm mốc 27.000 đồng/CP. Nếu tính từ mức đáy 16.300 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 12-7, mã CP này đã ghi nhận mức tăng hơn 65%. Đây là mức giá đỉnh của TCM trong 6 tháng trở lại đây.
Tương tự, GMC tăng từ 26.000 đồng/CP lên 35.000 đồng/CP (tương đương mức tăng 35%), TNG tăng từ 9.800 đồng/CP lên 12.900 đồng/CP (tăng 31%), GIL tăng từ 39.000 đồng/CP lên 51.000 đồng/CP (tăng 30%).
Chưa tạo đột biến
Năm 2017, thị trường Hoa Kỳ chiếm 17% tổng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc, trong khi 50% hàng may mặc tiêu dùng tại Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy có thể thấy ở nhóm hàng này, Hoa Kỳ ở vị thế phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Và khi việc thuế tăng lên bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như các công ty nội địa Trung Quốc, có động cơ mạnh hơn để chuyển hướng các đơn hàng cũng như hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may sẽ được hưởng lợi như: Bangladesh, Campuchia và Việt Nam.
Chưa tạo đột biến
Năm 2017, thị trường Hoa Kỳ chiếm 17% tổng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc, trong khi 50% hàng may mặc tiêu dùng tại Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy có thể thấy ở nhóm hàng này, Hoa Kỳ ở vị thế phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Và khi việc thuế tăng lên bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như các công ty nội địa Trung Quốc, có động cơ mạnh hơn để chuyển hướng các đơn hàng cũng như hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may sẽ được hưởng lợi như: Bangladesh, Campuchia và Việt Nam.
Theo thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương gần 50% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới). Hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10%. Như vậy, ngành dệt may của Việt Nam là 1 trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ 2 khía cạnh.
Thứ nhất, nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VNĐ, giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Thứ hai, các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ nhờ mức giá cạnh tranh hơn.
Tuy vậy, theo nhận định của CTCK Bảo Việt (BVSC), quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ. Các doanh nghiệp dệt may hiện đang niêm yết trên TTCK như TCM hay GMC... sẽ được hưởng lợi nhưng mức độ có thể không quá đột biến.
Lý do các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Hoa Kỳ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn.
Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của toàn ngành dệt may sẽ phụ thuộc nhiều vào chính các doanh nghiệp trong ngành và sự quan tâm của nhà nước đối với ngành. Nếu sự thay đổi này mang tính tích cực, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực dệt may. |