Đã đến lúc các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam

(ĐTTCO)-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị cho Việt Nam, là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư tìm đến.
Việc Việt Nam khống chế được dịch bệnh và ưu tiên tiếp tục hoạt động sản xuất sẽ cho phép Việt Nam dễ huy động vốn vào sản xuất cấp thấp, một điều kiện giúp thu hút thêm nhiều nhà sản xuất.
Việc Việt Nam khống chế được dịch bệnh và ưu tiên tiếp tục hoạt động sản xuất sẽ cho phép Việt Nam dễ huy động vốn vào sản xuất cấp thấp, một điều kiện giúp thu hút thêm nhiều nhà sản xuất.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế, với khẳng định Đại hội là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị cho Việt Nam, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư nên tìm đến “con Rồng đang trỗi dậy” này.

“Các nhà đầu tư nên khám phá Việt Nam” là nội dung của bài viết trên trang tài chính finanzen.net của Đức. Theo bài báo, Việt Nam - "con Hổ" Đông Nam Á, là một trong số rất ít quốc gia đạt mức tăng trưởng vượt kỳ vọng trong năm 2020, và có thể khép lại một năm đầy biến động với việc đạt mức tăng trưởng kinh tế dương.

Bài báo đưa ra nhiều lý do để các nhà đầu tư tìm tới Việt Nam như dân số trẻ, chính phủ ổn định, ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do quốc tế. Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên quan việc điều chỉnh toàn cầu về chuỗi cung ứng và địa điểm sản xuất... 

Trang tin chuyên về chứng khoán boerse-online.de của Đức ngày 30/1 cũng đăng bài viết đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời cho rằng đã đến lúc các nhà đầu tư nên tìm tới Việt Nam.

Trang mạng Stratfor chuyên phân tích thông tin địa chính trị toàn cầu (trụ sở tại Mỹ) ngày 29/1 đăng bài viết, trong đó nhận định Việt Nam đang ở “thế” thuận lợi để tiếp tục gặt hái thành quả kinh tế và chính trị.

Theo bài viết, ngoài yếu tố ổn định chính trị, việc Việt Nam khống chế được dịch bệnh và ưu tiên tiếp tục hoạt động sản xuất sẽ cho phép Việt Nam dễ huy động vốn vào sản xuất cấp thấp, một điều kiện giúp thu hút thêm nhiều nhà sản xuất.

Đặc biệt, với Đại hội XIII, quá trình chuyển đổi lãnh đạo đầu năm 2021 sẽ đảm bảo ổn định chính trị cho Việt Nam, giúp Việt Nam đảm bảo tính liên tục trong việc hoạch định chính sách.

Cơ hội và điều kiện thuận lợi nhiều, nhưng trong một thế giới đầy biến động cùng với dịch Covid-19 vẫn hoành hành, Việt Nam được cho là sẽ đối mặt với không ít thách thức trong việc thực hiện hóa các mục tiêu tham vọng của mình. Tuy nhiên dư luận quốc tế bày tỏ tin tưởng “Việt Nam hoàn toàn có thể lạc quan sẽ thành công”.

Chuyên gia Nga, Tiến sĩ Evgeny Vlasov nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và duy trì quan hệ tốt đẹp không chỉ với các nước láng giềng, mà với cả các đối tác khác.

Chuyên gia ngành quan hệ quốc tế Indonesia - bà Dinna Prapto Raharja khẳng định, sức ép là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên Việt Nam là quốc gia vẫn giữ vững được định hướng phát triển của mình, đồng thời hưởng lợi kinh tế từ mối quan hệ các nước như Mỹ và các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Các tin khác