Doanh nghiệp thực phẩm vào thị trường Mỹ bằng cách nào?

(ĐTTCO) - Mặt hàng thực phẩm Việt có mặt tại nhiều thị trường quốc tế nhưng lại gặp khó khi xâm nhập thị trường Mỹ do đóng gói thô, thiếu nhãn mác. 

Sáng 13-9, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp cùng Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam tổ chức hội thảo “Các quy định của Hoa Kỳ trong ngành thực phẩm - Vai trò của FSMA, FSVP trong việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ”.

a.jpg
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại hội thảo

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD trong 8 tháng năm, tăng 28,6%. Trong đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 8,58 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%, tăng 23,5%.

Mặc dù thực phẩm Việt Nam đã có mặt rộng rãi trên nhiều thị trường quốc tế và năng lực xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ là vấn đề thử thách với DN.

Nguyên nhân là do DN chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, đóng bao lớn và không nhãn mác. Từ đó, DN các nước nhập khẩu về, sau đó chế biến sâu, hoặc đóng nhãn mác của các nước.

b.jpg
Ông Đặng Bùi Khuê, Giám đốc Đào tạo và Chứng nhận mạng phát triển bền vững - Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Do vậy, để tận dụng nguồn lợi và chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, DN cần nắm và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA). Một trong những chương trình quan trọng nhất của FSMA là Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP), yêu cầu các nhà nhập khẩu thực phẩm phải thực hiện các bước xác minh cần thiết, sau đó đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp nước ngoài với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.

FSMA được xem là một cuộc cải cách sâu rộng của Hoa Kỳ có tác động đến không chỉ các nhà phân phối và sản phẩm thực phẩm mà còn đến cả các cơ sở có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ.

c.jpg
Các DN tham dự hội thảo

Các tin khác