Đón đọc ĐTTC bộ mới số 59 phát hành thứ hai ngày 15-6-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 59 phát hành ngày 15-6-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 59 phát hành thứ hai ngày 15-6-2020 ảnh 1
- Sao phải bơm vốn cho DNNN lãi suất 0%?: Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các loại hình doanh nghiệp (DN), các ngành kinh tế và người dân. Và cũng như các nước, Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn đưa ra gói hỗ trợ nền kinh tế và người dân vượt qua cơn khủng hoảng do dịch bệnh. Nhưng nguồn tiền của Chính phủ có hạn. Trong bối cảnh hiện nay, như một sự đồng điệu dù không mong muốn, đó là trong khi các DN suy trầm do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, thì ngân sách nhà nước cũng gặp khó khăn không kém. (TS. BÙI TRINH, Viện Kinh tế Việt Nam)
- Thúc đẩy đầu tư công, kích thích tổng cầu: Giải ngân khoảng 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm nay, là yêu cầu Chính phủ đặt ra cho các bộ ngành và địa phương, nhằm kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng hậu Covid-19. Nói về vấn đề này, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, lưu ý nguồn vốn đầu tư công là một trong những chỗ “béo bở” dễ xuất hiện tiêu cực, nên cần phải làm thật chặt chẽ. (Yên Lam thực hiện)
- Giải ngân không đạt, người đứng đầu chịu trách nhiệm: Tỷ lệ giải ngân đầu tư công trên địa bàn TPHCM so với cùng kỳ có tiến bộ hơn, nhưng so với kỳ vọng đặt ra vẫn thấp. Một trong những vướng mắc là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục giải ngân… Lãnh đạo UBND TPHCM yêu cầu các sở ngành liên quan tập trung tháo gỡ ngay những khó khăn, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, người đứng đầu nếu để chậm trễ phải chịu trách nhiệm. (Đỗ Trà Giang)
- Chuyển từ PPP sang đầu tư công, “bước lùi” chính sách: Đó là nhận định của bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, về việc chuyển một số dự án đường cao tốc Bắc - Nam từ hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. Điều này khiến niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân giảm sút. Bởi họ cho rằng chính sách của ta luôn thay đổi, dẫn đến những rủi ro cao. (Lưu Thủy thực hiện)
- Một tiền lệ không tốt?: Việc đề xuất 3 dự án thành phần dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 chuyển đổi sang đầu tư công, đang khiến dư luận e ngại sẽ tạo ra tiền lệ xấu. Bởi việc này, nguyên nhân dù khách quan hay chủ quan đều ảnh hưởng đến chủ trương trong thu hút nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng. Thậm chí, có ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong tham mưu, đề xuất này. (Quang Minh)
- Cao tốc Bắc - Nam: vừa ngại vừa lo: Việc Bộ GTVT liên tục điều chỉnh giảm vốn đầu tư cao tốc Bắc – Nam, được cho là thiếu căn cứ, chưa rõ ràng, thậm chí tùy tiện khi thực hiện chuyển sang đầu tư công. Ngoài ra, trong phương án chuyển sang đầu tư công, còn thể hiện sự toan tính lạm dụng chỉ định thầu thay đấu thầu, cũng làm nhiều người lo ngại, vì đã có nhiều bài học xương máu về chất lượng công trình không đảm bảo đã từng xảy ra tại nhiều dự án hay chỉ định thầu BOT thời gian qua. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Xu hướng đầu tư công hậu Covid-19, kỳ tích hay bẫy nợ?: Đẩy mạnh đầu tư công đang là xu thế hậu Covid-19 trên toàn cầu. Việt Nam khó đứng ngoài xu thế đó nếu không muốn tụt hậu, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang lộ rõ những điểm nghẽn về hạ tầng. Nhưng chi tiền làm sao cho đúng rất quan trọng. Bài học cho Việt Nam là đầu tư tiền ra có thể đạt đến “kỳ tích Sông Hồng”, cũng có thể trở thành bẫy nợ cho nền kinh tế, nếu các dự án trọng điểm đều thua lỗ ngàn tỷ. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Mua bán trực tuyến: Cú hích nhưng phải biết tận dụng: Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội, người tiêu dùng tại các TP lớn đều chuộng hình thức mua sắm trực tuyến. Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội vàng để thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bùng nổ sau dịch. Song thực tế, muốn tận dụng cơ hội còn rất nhiều việc phải làm. 5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online, với giá trị mua hàng bình quân 600USD/người/năm. Doanh số TMĐT của mô hình DN - người tiêu dùng (B2C) tăng 25%/năm, doanh thu khoảng 35 tỷ USD và chiếm 10%. (Thái Hà)
- Định hình thị trường bán lẻ: Thị trường bán lẻ (TTBL) Việt Nam đang định hình lại “lối chơi” mới, trong đó nổi bật xu hướng như khai thác sự đặc thù của từng phân khúc thị trường, tinh giản hệ thống, tăng tính trải nghiệm đối với khách hàng. Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng trải nghiệm mua sắm và yếu tố tiện lợi. Nếu các siêu thị không có gì mới, khách hàng sẽ chuyển sang chỗ khác. Nếu chỗ khác đó đáp ứng tốt nhu cầu trải nghiệm mua sắm, họ sẽ không quay lại chỗ cũ nữa. (Lưu Thủy)
- Tín dụng đen thời 4.0: Với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (fintech) và tín dụng tiêu dùng, các nền tảng cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng cũng nở rộ. Nhưng do không được quản lý, các ứng dụng (app) cho vay ngày càng biến tướng, trở thành công cụ cho vay nặng lãi thời 4.0. Kéo theo đó là các kiểu đòi nợ khủng bố tinh thần như nhắn tin, gọi điện cả ngày lẫn đêm, đăng bài bôi nhọ, hoặc truy tìm tung tích người vay trên mạng xã hội. Giải quyết nạn tín dụng đen trực tuyến thông qua các đợt triệt phá của lực lượng công an vẫn không xử lý được tận gốc. Vì vậy, rất cần sớm có khung pháp lý thí điểm về dịch vụ cho vay ngang hàng qua app. (Yên Lam)
- Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh nhờ niềm tin: Bất chấp dữ liệu kinh tế ảm đạm, các chỉ số chính trên các thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu đã khép lại 2 tháng gần đây với thành quả tốt nhất trong nhiều thập niên. Yếu tố nào đã kéo dòng tiền quay lại TTCK, giúp các chỉ số CK toàn cầu hồi phục mạnh, bất chấp những dự báo u ám? (Tuấn Hải)
- Vốn vẫn đổ vào chứng khoán Việt Nam: Khó khăn do dịch Covid-19 vẫn chưa đi qua, thậm chí đang ở phía trước, nhưng TTCK vẫn vững vàng đi lên nhờ sức mua không biết mệt mỏi của NĐT. Sự bùng nổ dòng tiền cũng là nguyên nhân khiến hệ thống giao dịch của HOSE bị “treo” trong đợt khớp lệnh cuối cùng của ngày 9-6 vừa qua. Tài khoản mở mới trong những tháng gần đây phần lớn đến từ NĐT cá nhân, trong khi NĐT tổ chức và NĐTNN giảm mạnh. Điều này cho thấy dòng tiền đến với CK chủ yếu từ các NĐT cá nhân, trong bối cảnh NĐTNN mua/bán ròng đan xen. (Kim Giang)
- Quá nhanh, quá nguy hiểm: Thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục gây bất ngờ trong nửa đầu tháng 6-2020 khi VN Index chỉ còn thấp hơn thời điểm trước dịch Covid-19 khoảng 6%. Những cổ phiếu (CP) hàng không như HVN, VJC chỉ còn thấp hơn 11% đến 19%, dù hàng chục máy bay vẫn phải nằm đất do chưa thể hoạt động bình thường trở lại. Diễn biến thị trường như một bộ phim hành động kịch tính và khó đoán liên tục gây bất ngờ cho các nhà đầu tư (NĐT). (Nguyên Hà)
- Dự án nhà ở gần 20 năm chưa xong: Đất công nguy cơ… biến mất: Năm 2003, UBND TPHCM giao Công ty Tân Hải Minh gần 91.000m2 đất để thực hiện dự án nhà ở tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức. Tuy nhiên sau gần 20 năm, dự án vẫn còn nhiều hạng mục hạ tầng dở dang, chủ quyền của khách hàng mua nhà bị treo. Đặc biệt, hàng ngàn m2 đất công có nguy cơ… biến mất. Việc chủ đầu tư chây ỳ giao đất tái định cư, theo các hộ dân, có trách nhiệm của UBND quận Thủ Đức vì buông lỏng quản lý đất đai. (Đỗ Trà Giang)
- Túi xách rực rỡ mùa hè (Cao Nguyên)
- Những sáng tạo công nghệ độc đáo (Nhã Trúc)
- Hộ chiếu ẩm thực WMC hè 2020 (Thái Hà)
- Cấp cứu làn da bị cháy nắng (TS.BS Lê Thái Vân Thanh,  Trưởng khoa Da liễu-Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Chinh phục đỉnh Ky Quan San: Ky Quan San-ngọn núi cao thứ 2 ở Lào Cai (sau Fansipan) và thứ 4 ở Việt Nam, không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ mà gắn với câu chuyện lấy lại cái tên thuần Việt. Hầu hết dân du lịch vẫn quen gọi đỉnh núi cao 3.046m này là Bạch Mộc Lương Tử (tức con của núi Bạch Mộc Lương bên Trung Quốc). Phải đến năm 2018 ngọn núi mới được trả lại cái tên Ky Quan San. Sau khi đại dịch Covid-19 yên ắng, chúng tôi quyết định chinh phục Ky Quan San thưởng lãm cảnh sắc mây trời, nghe người Mông bản địa kể chuyện. (Nguyễn Hường-Chí Dũng)
- Sóng suy thoái hậu Covid-19: EU - Nguy cơ chia rẽ: Ngày 6-5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố dự báo cho thấy những điều tồi tệ nhất đang chờ đón lục địa già, trong bối cảnh các nước đang mở cửa trở lại sau dịch bệnh. Theo đó, khu vực đồng tiền chung (Eurozone) sẽ có mức tăng trưởng GDP âm 7,75%, trong khi toàn liên minh (EU) sẽ giảm 7,5%. Covid-19 đã tạo ra cú sốc kinh tế nghiêm trọng hơn ở châu Âu, so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nó có thể dẫn đến sự phân rẽ chính trị và xã hội, giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thúc đẩy các phong trào dân túy cực hữu ở Đức, Italia và Pháp. (Vinh Trang)
- Covid-19 thúc đẩy năng lượng xanh: Trong một cuộc điều tra gần nhất, khi được hỏi liệu biến đổi khí hậu có là mối đe dọa nghiêm trọng như Covid-19 hay không, có tới 87% người Trung Quốc trả lời đồng ý. Ngay cả ở Mỹ, quốc gia có tỷ lệ trả lời “đồng ý” thấp nhất, cũng có tới 59% gật đầu. Gần 2/3 số người được hỏi, trong đó có 57% là người Mỹ, cho rằng nhiệm vụ cần được ưu tiên của chính phủ hiện nay là phục hồi kinh tế gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. (Anh Thư)
- Phải hiểu nhà đầu tư mới thu hút họ (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Masayoshi Son: Ông trùm các công ty công nghệ: SoftBank là tập đoàn viễn thông đa quốc gia, đa lĩnh vực và là tập đoàn internet lớn nhất tại Nhật Bản. Đứng sau sự thành công và lớn mạnh của đế chế tài chính này là tỷ phú Masayoshi Son, người được mệnh danh là “Warren Buffett của Nhật Bản”, đồng thời cũng là một nhà phát minh, lập trình viên, nhà kinh tế học, nhà đầu tư lớn nhất xứ sở mặt trời mọc. Dưới bàn tay “phù thủy” của Masayoshi Son, SoftBank từ một công ty mua bán phần mềm máy vi tính đã trở thành một đế chế tài chính hàng đầu trên thế giới. Tập đoàn SoftBank đầu tư hỗ trợ cho hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu nhiều nơi như thung lũng Silicon của Mỹ, Trung Quốc và cả châu Âu. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác