- Doanh nghiệp cần gì?: Là câu hỏi không ai trả lời hay bằng chính các doanh nhân. Bởi hơn ai hết họ có đủ sự từng trải, kiến thức và thông tin để tự biết phải làm gì và làm như thế nào trong lúc này. Chỉ có điều, đôi khi họ lực bất tòng tâm. Vì thế, đây là lúc cần một cuộc cách mạng trong tư duy, nhận thức về vai trò, chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Vẫn cách làm cũ, liệu bao nhiêu gói kích thích kinh tế là đủ?: Hiện dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ còn khá lớn để kích thích tổng cầu. Trong khi đó lại có tình trạng ngân sách có tiền nhưng không tiêu được. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc điều chuyển vốn đầu tư công từ các dự án trì trệ trở thành nguồn tài trợ chung của Bộ Tài chính và NHNN để kích thích kinh tế. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Phải nâng tầm quỹ bảo lãnh tín dụng: Chính phủ hiện có 3 gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Nhưng các gói tín dụng hỗ trợ này chủ yếu sử dụng nguồn tiền của các NHTM, không phải tiền của Chính phủ, nên chỉ doanh nghiệp là khách hàng tốt của NH mới được hưởng. Vì thế, cần thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia để bảo lãnh cho doanh nghiệp được vay vốn từ các gói hỗ trợ trên. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Công cụ TPCP hỗ trợ giảm lãi suất: Để việc giảm lãi suất đúng với kỳ vọng của Chính phủ và mong đợi của doanh nghiệp, cần sử dụng trái phiều chính phủ. Giải pháp này sẽ làm tăng cung tiền cơ sở, giống như chiếc máy bơm làm cho hồ nước được lưu thông, tốc động lưu thông của tiền được đẩy nhanh, giúp gia tăng nguồn thu ngân sách và nền kinh tế sẽ có hy vọng phục hồi. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, UEH)
- Giải pháp hiện nay chỉ giải quyết tình thế: Chính phủ đã ban hành một loạt giải pháp hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng dư địa tài khóa hạn hẹp, vẫn chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ - giải pháp giải quyết tình thế. Bởi các NH phải tuân thủ chuẩn mực an toàn tín dụng, nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu doanh nghiệp. Cần có chương trình tái cơ cấu giai đoạn hậu Covid, với nhiều giải pháp và hệ thống chính sách đồng bộ trong trung hạn, để việc hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn. (TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia)
- Đừng quá trông chờ ngân hàng thương mại: Ở những quốc gia có hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) như Việt Nam, thì kênh truyền dẫn vốn trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng hay chuẩn bị phục hồi. Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ các NHTM không suôn sẻ như chính sách mong muốn. Có những quyết định nằm trong khả năng của các NHTM, nhưng cũng có những việc "lực bất tòng tâm", vì NHTM phải phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của NH Trung ương (NHTW) và chính sách tài khóa của Chính phủ. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global)
- Ưu tiên chính sách tài khóa: Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) hiệu quả, Chính phủ nên ưu tiên thực hiện công cụ chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ, bởi công cụ này đem lại hiệu quả tức thì, ít độ trễ cũng như tránh được rủi ro nợ xấu cho ngân hàng (NH). (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV)
- Không bình thường trong hoàn cảnh bất bình thường: Những ngày qua, việc Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) đề nghị Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp (DN), “bơm” hàng chục ngàn tỷ đồng để giải quyết khó khăn về thanh khoản, đã trở thành chủ đề cuộc tranh luận về cơ sở pháp lý để cứu DN nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, việc bơm tiền cho VNA tức Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với DN của mình, giống như chủ sở hữu tư nhân thường làm đối với DN do họ sở hữu. Xét theo góc độ thị trường, việc Nhà nước đầu tư thêm vốn vào VNA chưa hẳn là thương vụ mất mát. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương-CIEM)
- “Rào ngoại” chưa xong, “rào nội” dựng lên: Sau hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được kỳ vọng có cơ hội tăng tốc với thị trường rộng lớn hơn. Song thực tế con đường xuất ngoại của thủy sản gập ghềnh bởi nhiều rào cản. Nhiều quy định bất hợp lý đối với xuất khẩu thủy sản đang tạo rào cản, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh với các đối thủ. (Lưu Thủy)
- TTCK phải là kênh dẫn vốn nền kinh tế: 20 năm hoạt động, với mục tiêu trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, TTCK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để đạt mục tiêu này cần hoàn thiện bộ máy, mô hình hoạt động và quản trị theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực tổ chức, vận hành thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. (Lê Hải Trà, Phụ trách HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM)
- Thiếu dấu ấn NĐT tổ chức: Trong số hơn 2,5 triệu tài khoản có đến 99% của NĐT cá nhân. Việc khuyến khích NĐTNN tham gia TTCK Việt Nam gặp nhiều khó khăn do quy trình, thủ tục phức tạp, chưa thực sự hạn chế rủi ro và bảo vệ lợi ích NĐT khi tham gia. Do đó, cần có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các quỹ đầu tư nhằm thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước hướng vào TTCK. Từ đó hình thành trên TTCK những NĐT chuyên nghiệp, tạo được dòng vốn lớn và dài hạn trên TTCK, khắc phục tính trạng đầu tư theo tâm lý khi NĐT nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số. (Quang Hà)
- TTCK: Nâng tầm chuyên nghiệp, thủ thuật cũng tinh vi: Thị trường chứng khoán (TTCK) chính là một xã hội thu nhỏ với đầy đủ các cung bậc đời sống, từ những thành công chân chính, tới những thất bại hiển nhiên, và có cả những lừa lọc, toan tính. Song qua đó, nhà đầu tư (NĐT) trưởng thành hơn theo thời gian, và đúng với câu “đạo cao một thước, ma cao một trượng” tức những rủi ro cạm bẫy cũng ngày càng tinh vi hơn. TTCK đã làm đúng vai trò quan trọng nhất là kênh dẫn vốn, nhưng trong mắt NĐT vẫn còn không ít những rủi ro, thậm chí là cạm bẫy - những yếu tố trục lợi cũng biến đổi theo thời gian và ngày càng tinh vi hơn. (Nguyên Hà)
- KSS - Chôn vùi quá khứ: CTCP Khoáng sản Nà Rì Hamico (KSS) là cái tên khá quen thuộc với giới đầu tư khi từng “làm mưa, làm gió” trên TTCK. Tuy nhiên, quá khứ huy hoàng nhanh chóng bị vùi lấp bởi khó khăn chung của ngành, đặc biệt là sự cố liên quan đến các sai phạm của lãnh đạo doanh nghiệp. Trước khi bị bắt ông Nguyễn Văn Dĩnh đã kịp bán hơn 1,9 triệu CP KSS đang nắm giữ. Với mức giá thời điểm giao dịch 3.100-3.300 đồng/CP, số tiền ông Dĩnh thu về từ việc bán số CP này có giá trị khoảng 6,2 tỷ đồng. (Kim Giang)
- Metro phải là tổ hợp khai thác giá trị thương mại: PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại nhiều nước trên thế giới, cho biết UBND TPHCM vừa lập Tổ công tác nghiên cứu đề xuất chính sách đầu tư đối với các quỹ đất dọc tuyến Metro số 1, để khai thác hiệu quả tối đa quỹ đất (kể cả phương án xã hội hóa), nhằm tăng nguồn vốn ngân sách cho TP. Đến nay tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã hoàn tất thiết kế và xây dựng kỹ thuật như cầu đỡ, ga, nhưng lại chưa tính đến việc phát triển các dịch vụ tiện ích quanh mỗi nhà ga. Có thể vì điều này đã muộn, bởi đất dọc theo tuyến và xung quanh các ga đã được nhà đầu cơ và người dân mua bán. Nhưng nếu không có các tổ hợp dịch vụ tiện ích hỗ trợ, metro chỉ là phương tiện giao thông thông thường, và như thế sức hấp dẫn bị giảm đi rất đáng kể. (Đỗ Trà Giang)
- Nếu dịch bùng phát trở lại, VitaJean sẽ phá sản: Đó là tâm sự của ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM với ĐTTC, khi nói về ảnh hưởng của dịch Covid-19 với VitaJean nói riêng và ngành may nói chung. Theo ông Việt, VitaJean vẫn cầm cự được nhưng nếu dịch quay trở lại Mỹ, châu Âu (những thị trường xuất khẩu chính) thì đóng cửa, phá sản là điều khó tránh khỏi. (Thanh Dung)
- Túi xách công sở cho phái đẹp (Khoa Lam)
- Cải tiến không gian làm việc (Nhã Trúc)
- Cẩn trọng viêm da do kiến ba khoang (ThS BS. Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, BV Đại học Y Dược TPHCM)
- Ngậm ngùi chương trình nhân ái: Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” đã có được cú thoát hiểm ngoạn mục, khi ca sĩ Hà Anh Tuấn cam kết tài trợ 3 tỷ đồng để tiếp tục phát sóng. Không may mắn như vậy, nhiều chương trình nhân ái trên truyền hình đã phải ngậm ngùi tạm biệt khán giả, vì không thể giải quyết bài toán khó khăn kinh phí. (Tuy Hòa)
- Độc đáo, lãng mạn Hòn Thơm không thua Boracay (Hạ Nghi)
- Mỹ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế: Cho đến nay, Mỹ là nước chịu thiệt hại lớn nhất từ đại dịch Covid-19, cả về y tế lẫn kinh tế. Để nền kinh tế số 1 hành tinh không bị quật ngã trước đại dịch, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành hàng loạt biện pháp hỗ trợ chưa từng có. Trong đó, Đạo luật CARES cung cấp hỗ trợ kinh tế nhanh chóng và trực tiếp cho công nhân, gia đình và DN nhỏ, duy trì việc làm cho các ngành công nghiệp Mỹ. (Văn Cường)
- Thách thức tiến thoái lưỡng nan: Ngày 14-7, Bộ Công Thương Singapore (MTI) chính thức công bố GDP nước này giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm kỷ lục, đồng nghĩa với việc đảo quốc Sư tử bước vào thời kỳ suy thoái. Khác với nhiều cuộc suy thoái trước đây trong lịch sử, nỗ lực phục hồi nền kinh tế Singapore tùy thuộc vào khả năng vượt qua Covid-19 của các quốc gia toàn cầu. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM