Đường sắt đô thị: Đội vốn do trượt giá?

Thời gian qua, hàng loạt dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) đội vốn đầu tư từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thi công xây dựng. Trao đổi với ĐTTC về tình trạng này, ông NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT), lý giải hầu hết dự án được phê duyệt trong giai đoạn 2000-2005, đến nay sau 10 năm chi phí đầu tư đã thay đổi phải điều chỉnh lại. Trượt giá là nguyên nhân chính dẫn đến đội vốn các dự án ĐSĐT hiện nay.

Thời gian qua, hàng loạt dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) đội vốn đầu tư từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thi công xây dựng. Trao đổi với ĐTTC về tình trạng này, ông NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT), lý giải hầu hết dự án được phê duyệt trong giai đoạn 2000-2005, đến nay sau 10 năm chi phí đầu tư đã thay đổi phải điều chỉnh lại. Trượt giá là nguyên nhân chính dẫn đến đội vốn các dự án ĐSĐT hiện nay.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, trong quá trình đầu tư các dự án ĐSĐT Bộ GT-VT đặt mục tiêu đảm bảo chất lượng, tiến độ và khống chế tổng mức đầu tư. Vậy tại sao thời gian qua hàng loạt dự án ĐSĐT tại Hà Nội và TPHCM rơi vào tình trạng đội vốn?

Thẩm định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến ĐSĐT Bến Thành-Tham Lương, Bộ KH-ĐT cho rằng sau điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án này tăng từ trên 1,3 tỷ USD lên hơn 2 tỷ USD. Theo đó, suất vốn đầu tư dự án này là 171 triệu USD/km, đắt hơn nhiều suất vốn đầu tư dự án ĐSĐT tại nhiều quốc gia trên thế giới. Suất vốn đầu tư 1km ĐSĐT được quy đổi về giá năm 2012 tại Pháp 93,98 triệu USD/km, Italia 98,87 triệu USD/km, Hàn Quốc 80,74 triệu USD/km, Chile 99,01 triệu USD/km...

-Ông NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG: - Hiện nay, ngoại trừ Cát Linh - Hà Đông, nhiều tuyến ĐSĐT tại Hà Nội và TPHCM chưa thi công nhưng được lập và phê duyệt tổng mức đầu tư dự án từ giai đoạn 2000-2005. Nay muốn thi công, chủ đầu tư phải cập nhật giá, chi phí, định mức đầu tư… nên phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư. Theo quy định, tổng mức đầu tư các dự án đó được phép phê duyệt lại để cập nhật giá hiện nay và sau này khi đi vào thi công cố gắng khống chế để không tăng tổng mức đầu tư. Chủ trương của Chính phủ và Bộ GT-VT là vậy.

Hiện các bộ, ngành liên quan đang thẩm định, xem xét việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của nhiều dự án ĐSĐT. Tại Hà Nội các dự án đang được xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư là Nhổn - ga Hà Nội, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Tại TPHCM các dự án Tham Lương - Bến Thành, Bến Thành - Suối Tiên cũng đang phải xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư. Các dự án này lập theo đơn giá giai đoạn 2002-2004 nay phải cập nhật giá theo thời điểm hiện tại, nên phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, không phải tăng tổng mức đầu tư.

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, đội vốn của dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông do năng lực nhà thầu yếu kém và sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Vấn đề này sẽ được khắc phục thế nào, thưa ông?

- Hầu hết dự án ĐSĐT đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công. Thời gian qua một số gói thầu có giá trúng thầu vượt giá gói thầu là không hợp lý, cần tổ chức đấu thầu lại cho khách quan. Bộ GT-VT đang đề xuất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu thi công các dự án ĐSĐT, kỳ vọng sẽ phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay. Bởi các dự án ĐSĐT hiện nay được thực hiện từ các nguồn vốn vay ODA đa phương và song phương, cùng với nguồn vốn đối ứng trong nước, nên nhà tài trợ thường đưa ra các điều kiện chỉ các nhà thầu thuộc quốc gia tài trợ vốn mới được tham gia đấu thầu dự án. Còn các dự án sử dụng vốn viện trợ ODA đa phương vẫn đang áp dụng đấu thầu rộng rãi quốc tế. Quan điểm của Bộ GT-VT là dù hiệp định vay vốn song phương hay đa phương, đấu thầu rộng rãi quốc tế luôn có tính cạnh tranh cao và mang lại lợi ích cho các quốc gia sử dụng vốn.

Về công tác GPMB các dự án chậm là do chính sách về đền bù GPMB thường xuyên thay đổi. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó nổi lên là nguồn gốc đất GPMB. Khi lập dự án, cơ quan tư vấn không có số liệu cụ thể về nguồn gốc đất, nên tính toán chi phí GPMB không đầy đủ, tính giá bồi thường GPMB theo khung giá chung, khi đi vào thực tế thi công giá trị đền bù GPMB tăng lên do nguồn gốc đất thay đổi. Trong khi đó, đặc thù của các dự án ĐSĐT Hà Nội và TPHCM là vừa GPMB vừa thi công. Thực tế này cần khắc phục để tránh tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn do chậm GPMB khi triển khai xây dựng dự án ĐSĐT trong thời gian tới.

- Vậy đề xuất đấu thầu quốc tế rộng rãi của Bộ GT-VT liệu có vướng các điều khoản hiệp định vay vốn đã ký kết trước khi thực hiện dự án?

- Một số nước cho vay vốn có xu hướng xuất khẩu đầu tư với mục tiêu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc gia đó làm dự án, công trình tại nước ngoài. Đó sẽ là một điều kiện trong hiệp định vay vốn ODA song phương của các dự án hạ tầng giao thông hiện tại. Vì thế, đề xuất trên của Bộ GT-VT nhằm để các nhà tài trợ song phương giảm bớt điều kiện vay vốn xuống để các dự án ĐSĐT vừa có nhà thầu Việt Nam, nhà thầu nước ngoài và nhà thầu của quốc gia tài trợ vốn cùng tham gia đấu thầu.

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn hơn 1,4 tỷ USD.

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn hơn 1,4 tỷ USD.

Việc đàm phán điều khoản trong hiệp định vay vốn phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên. Nay chúng ta cũng có nhiều lựa chọn vốn vay nên cần lên tiếng để các đối tác cho vay song phương ủng hộ. Thực tế các đối tác tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á đều ủng hộ xu hướng đấu thầu rộng rãi quốc tế để tăng tính minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác