Đây là mục tiêu của hội nghị “Nâng cao năng lực kết nối các phương thức vận tải từ TPHCM đi đến các tỉnh khu vực Đông - Tây Nam bộ” do Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp Sở GTVT TPHCM tổ chức ngày 29-9.
Phát triển cảng phải đồng bộ hạ tầng giao thông
Theo Sở GTVT TPHCM, TPHCM có mạng lưới sông, kênh, rạch rộng lớn, phân bố trên toàn địa bàn, trải dài từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam. Theo quy hoạch, trên địa bàn có 109 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với tổng chiều dài 973km (bao gồm tuyến hàng hải, tuyến đường thủy nội địa); 40 cảng biển có tổng chiều dài cầu cảng khai thác 13.959m; 342 cảng, bến thủy nội địa).
Theo Sở GTVT TPHCM, TPHCM có mạng lưới sông, kênh, rạch rộng lớn, phân bố trên toàn địa bàn, trải dài từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam. Theo quy hoạch, trên địa bàn có 109 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với tổng chiều dài 973km (bao gồm tuyến hàng hải, tuyến đường thủy nội địa); 40 cảng biển có tổng chiều dài cầu cảng khai thác 13.959m; 342 cảng, bến thủy nội địa).
Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển này năm 2016 đạt 100,5 triệu tấn, dự báo tăng trưởng 10% trong các năm tiếp theo; sản lượng hàng hóa thông qua cảng, bến thủy nội địa trong năm 2016 đạt 25,5 triệu tấn, dự báo tăng trưởng 10% trong những năm tới.
Mục tiêu của TPHCM là phát triển cảng biển gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối vào cảng, trong đó, kết nối vận tải thủy nội liên hoàn giữa cảng biển với hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics tại khu vực.
Mục tiêu của TPHCM là phát triển cảng biển gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối vào cảng, trong đó, kết nối vận tải thủy nội liên hoàn giữa cảng biển với hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics tại khu vực.
Đối với việc kết nối đường sắt, đơn vị tư vấn nghiên cứu cần bổ sung, đánh giá cụ thể tính hiệu quả của việc kết nối vận tải bằng đường sắt đến các khu bến cảng trên địa bàn TPHCM (đặc biệt là cảng Cát Lái). Ưu tiên phát triển các bến cảng biển tại khu cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), hạn chế gia tăng công suất hàng hóa thông qua khu vực cảng Cát Lái, tiến tới di dời hoặc dừng hoạt động các bến trên sông Sài Gòn.
TPHCM đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam bổ sung nhiệm vụ quy hoạch các bến tàu khách nội địa, liên tỉnh, khu vực hậu cần đường thủy, bến du thuyền trên khu vực sông Sài Gòn. đến 2020, không đầu tư xây dựng thêm cầu cảng đối với cảng Bến Nghé - Phú Hữu (180m giai đoạn 2) và Bến cảng tổng hợp quốc tế ITC Phú Hữu (300m giai đoạn 3); giai đoạn tiếp theo chỉ xem xét đầu tư khi giao thông kết nối khu vực này đã hoàn chỉnh. Không tiếp tục quy hoạch vị trí bến cảng tổng hợp Nhà Bè (trên sông Nhà Bè) do khu vực này có nhiều dân cư sinh sống, diện tích đất nhỏ, luồng cạn; các bến còn lại giữ nguyên quy hoạch hiện tại.
TPHCM đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam bổ sung nhiệm vụ quy hoạch các bến tàu khách nội địa, liên tỉnh, khu vực hậu cần đường thủy, bến du thuyền trên khu vực sông Sài Gòn. đến 2020, không đầu tư xây dựng thêm cầu cảng đối với cảng Bến Nghé - Phú Hữu (180m giai đoạn 2) và Bến cảng tổng hợp quốc tế ITC Phú Hữu (300m giai đoạn 3); giai đoạn tiếp theo chỉ xem xét đầu tư khi giao thông kết nối khu vực này đã hoàn chỉnh. Không tiếp tục quy hoạch vị trí bến cảng tổng hợp Nhà Bè (trên sông Nhà Bè) do khu vực này có nhiều dân cư sinh sống, diện tích đất nhỏ, luồng cạn; các bến còn lại giữ nguyên quy hoạch hiện tại.
Tuy nhiên, đối với các cảng chưa đầu tư (phía hạ lưu) sẽ nghiên cứu quy hoạch các cảng có quy mô, diện tích lớn. Cụ thể, quy hoạch 13 bến phao tại khu vực sông Thiềng Liềng - sông Ngã Bảy, đảm bảo tiếp nhận tàu có tải trọng đến 60.000DWT hoặc lớn hơn trên quan điểm tận dụng điều kiện độ sâu, chiều rộng tự nhiên của luồng để đầu tư xây dựng bến phao, không thực hiện nạo vét hoặc mở rộng luồng hiện hữu.
Hiện nay, luồng Soài Rạp đang bị bồi lắng, một số đoạn chỉ đạt độ sâu luồng -7,7m, do đó cần phải nạo vét để duy trì độ sâu luồng -9,5m, đáp ứng cho tàu 30.000DWT đầy tải và tàu 50.000DWT giảm tải. Quy hoạch một số cảng trung chuyển ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 để phục vụ di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức theo hình thức đầu tư đối tác công tư (hợp đồng BT)…
Không mở rộng cảng Cát Lái
Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị các địa phương nâng cao hiệu quả khai thác tuyến giao thông kết nối với cảng biển TPHCM (bến cảng Cát Lái với các cảng cạn) và giữa cảng biển TPHCM với Cái Mép - Thị Vải (qua luồng Quan Đồng Tranh) nhằm phân luồng điều tiết vận tải hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác; hoàn thiện đề án nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác nhóm cảng biển số 5; đề xuất xây dựng các cảng cạn và depot theo quy hoạch để giảm tải phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; nghiên cứu, triển khai xây dựng tuyến đường sắt TPHCM - Mỹ Tho - Cần Thơ đến năm 2020.
Tại hội nghị, hầu hết ý kiến của doanh nghiệp khai thác cảng, chủ tàu, cảng cạn… đề xuất, xây dựng các depot dọc quốc lộ 51 để giảm tải xe chạy về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; hoàn thiện đề án nâng cao năng lực của nhóm cảng biển số 5; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; khuyến nghị các hãng tàu lớn phải đặt văn phòng đại diện tại khu vực cảng; giảm phí cho xe chở hàng đi/đến từ cảng cạn Cái Mép - Thị Vải, áp dụng những chính sách về thuế, phí, giá ưu đãi, phù hợp tại các cảng cạn xây dựng mới tại quốc lộ 51.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, sở sẽ phối hợp với Cục Hàng hải để có những giải pháp phù hợp. Riêng TPHCM sẽ điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể đối với tất cả các loại hình vận tải từ đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không…
Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị các địa phương nâng cao hiệu quả khai thác tuyến giao thông kết nối với cảng biển TPHCM (bến cảng Cát Lái với các cảng cạn) và giữa cảng biển TPHCM với Cái Mép - Thị Vải (qua luồng Quan Đồng Tranh) nhằm phân luồng điều tiết vận tải hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác; hoàn thiện đề án nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác nhóm cảng biển số 5; đề xuất xây dựng các cảng cạn và depot theo quy hoạch để giảm tải phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; nghiên cứu, triển khai xây dựng tuyến đường sắt TPHCM - Mỹ Tho - Cần Thơ đến năm 2020.
Tại hội nghị, hầu hết ý kiến của doanh nghiệp khai thác cảng, chủ tàu, cảng cạn… đề xuất, xây dựng các depot dọc quốc lộ 51 để giảm tải xe chạy về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; hoàn thiện đề án nâng cao năng lực của nhóm cảng biển số 5; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; khuyến nghị các hãng tàu lớn phải đặt văn phòng đại diện tại khu vực cảng; giảm phí cho xe chở hàng đi/đến từ cảng cạn Cái Mép - Thị Vải, áp dụng những chính sách về thuế, phí, giá ưu đãi, phù hợp tại các cảng cạn xây dựng mới tại quốc lộ 51.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, sở sẽ phối hợp với Cục Hàng hải để có những giải pháp phù hợp. Riêng TPHCM sẽ điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể đối với tất cả các loại hình vận tải từ đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không…
Tập trung hoàn chỉnh hàng loạt công trình ra vào các cảng trên địa bàn TP. Tổ điều phối vùng đang từng bước định hình để thực hiện chương trình kết nối giao thông giữa các tỉnh thành Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, để thực hiện nhanh cần sự giúp sức của các cơ quan liên quan, cần có cơ chế công khai để thực hiện, hạn chế tối đa phiền hà doanh nghiệp. Tập trung ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp từ quản lý điều hành đến vận chuyển hàng hóa…
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang đề nghị các nhà nghiên cứu, chuyên gia, đơn vị, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và đóng góp về vấn đề này bằng văn bản gửi về cục. Làm sao để khai thác tối đa hệ thống vận tải đường sông để giảm tải đường bộ, bởi loại hình vận tải đường bộ đã quá tải.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang đề nghị các nhà nghiên cứu, chuyên gia, đơn vị, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và đóng góp về vấn đề này bằng văn bản gửi về cục. Làm sao để khai thác tối đa hệ thống vận tải đường sông để giảm tải đường bộ, bởi loại hình vận tải đường bộ đã quá tải.