Dọa trả dự án
Mới đây, CTCP BOT đường tránh Thanh Hóa gửi đơn xin trả lại dự án, với lý do trong trường hợp không được phép thu phí tại vị trí Km286+397, Quốc lộ 1 như phương án tài chính ban đầu, NĐT này muốn Nhà nước bố trí vốn ngân sách mua lại toàn bộ dự án đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa.
Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát, đánh giá các cơ chế xử lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng BOT. Ngoài ra, cần sớm xây dựng ban hành Luật Đối tác công tư, rà soát lại toàn bộ hệ thống thông tư, nghị định liên quan, kịp thời điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của hình thức đầu tư PPP và thông lệ quốc tế. TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM |
Như vậy, ngoài công ty này, trong 2 năm trở lại đây đã có ít nhất 3 NĐT BOT đề nghị trả lại dự án cho Nhà nước, là CTCP BOT Thái Nguyên - Chợ Mới với dự án đầu tư tuyến đường mới Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 3 đoạn km75 - km100; CTCP BOT cầu Việt Trì (dự án cầu Hạc Trì); Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (dự án tuyến tránh Quốc lộ 1, Cai Lậy, Tiền Giang).
Điểm chung của 4 công trình này là phương án tài chính có vấn đề, trong đó chủ yếu bởi vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn không thể thực hiện được, hoặc buộc phải thay đổi so với kế hoạch ban đầu do vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân.
Ngày 8-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp để nghe báo cáo về việc rà soát các dự án BOT. Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu cần bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, NĐT, người dân.
Cụ thể, phải có phương án tài chính đúng đắn, không đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, thu dồn dập, mức giá không phù hợp với người dân, nhưng cũng không vì thế đẩy khó khăn cho NĐT. Thủ tướng nhấn mạnh phải bảo đảm an ninh trật tự đối với các trạm BOT, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối, làm mất an ninh trật tự. Đặc biệt lắng nghe, xử lý, giải quyết đến nơi đến chốn những tồn tại, vướng mắc đối với các trạm BOT, không để xảy ra vụ việc gây bức xúc xã hội.
Gây áp lực cho Nhà nước
Việc NĐT xin trả lại dự án là điều không ai muốn, thậm chí đó có thể xem là cách NĐT gây áp lực cho Nhà nước. Trao đổi với ĐTTC, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông của tổ chức JICA (Nhật Bản), nhận xét đầu tư theo hình thức BOT rất đúng, nhưng quá trình thực hiện chưa đúng, dẫn tới sai về bản chất.
Gây áp lực cho Nhà nước
Việc NĐT xin trả lại dự án là điều không ai muốn, thậm chí đó có thể xem là cách NĐT gây áp lực cho Nhà nước. Trao đổi với ĐTTC, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông của tổ chức JICA (Nhật Bản), nhận xét đầu tư theo hình thức BOT rất đúng, nhưng quá trình thực hiện chưa đúng, dẫn tới sai về bản chất.
Theo đó, hợp đồng BOT không chỉ NĐT và Nhà nước (Bộ GTVT làm đại diện), phải có người dân (người sử dụng đường) tham gia. Nếu Bộ GTVT thực hiện đúng cam kết với NĐT sẽ bị người dân phản đối (như BOT Cai Lậy, BOT Tân Đệ), còn không thực hiện lại bị NĐT phản đối. “Người trực tiếp sử dụng đường lại không được hỏi ý kiến. Toàn bộ hợp đồng do NĐT và Bộ GTVT đàm phán và ký kết với nhau, trong khi bên quan trọng (người dân) đã bị bỏ qua” - ông Đức nói.
Theo ông Đức nếu kịch bản trả lại các dự án BOT xảy ra sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Cụ thể, đối với NĐT, bên cạnh vốn chủ sở hữu bỏ ra, số tiền phần lớn phải đi vay ngân hàng với mức lãi vay không nhỏ. Mặt khác, làm đường bỏ ra “một cục” nhưng hoàn vốn lại kiếm “tiền lẻ”. Cùng đó, thời gian thu phí kéo dài nên bản thân chủ đầu tư trả lại dự án là bất đắc dĩ.
Đối với các ngân hàng, việc NĐT BOT hoạt động không hiệu quả, không có tiền trả lãi, kéo theo các tồn tại phát sinh nợ xấu. Đây là mối lo hiện hữu tại một số BOT “trả lại không được, thu phí không xong”.
Còn với cơ quan nhà nước, việc trả lại các dự án BOT chưa có tiền lệ. Mặt khác, mô hình BOT là hút vốn để huy động nguồn lực xã hội hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vì thế, điều này đi ngược với chủ trương ban đầu.
Cần luật hóa, tăng tính minh bạch
Liên quan đến việc các nhà đầu tư dọa trả các dự án BOT cho Nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hệ quả của việc triển khai ồ ạt nhiều dự án BOT trong khi chưa có khung pháp luật về BOT, không có luật về PPP, dẫn đến các dự án BOT bị biến tướng và khó giải quyết cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, khâu giám sát bị buông lỏng, chất lượng ra sao, tính giá thế nào đều không rõ.
Cần luật hóa, tăng tính minh bạch
Liên quan đến việc các nhà đầu tư dọa trả các dự án BOT cho Nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hệ quả của việc triển khai ồ ạt nhiều dự án BOT trong khi chưa có khung pháp luật về BOT, không có luật về PPP, dẫn đến các dự án BOT bị biến tướng và khó giải quyết cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, khâu giám sát bị buông lỏng, chất lượng ra sao, tính giá thế nào đều không rõ.
Việc 100% dự án BOT là chỉ định thầu, thậm chí với NĐT không có năng lực, cũng chưa được làm rõ. Rồi việc lập trạm thu phí không thăm dò ý kiến người dân, đã gây sự phản ứng. Trong khi đó, Việt Nam đã ký cam kết với WTO khẳng định mỗi văn bản, quyết định có liên quan đến người dân, doanh nghiệp là phải công bố trước 60-90 ngày để người dân góp ý kiến.
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong tình hình vốn ngân sách đang rất khó khăn, nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL chưa có kết dư, chưa bội thu ngân sách, nhất thiết phải cân nhắc loại hình đầu tư này. Quan trọng hơn là thực hiện công khai minh bạch, giám sát nghiêm túc và phải đấu thầu công khai các dự án BOT.
Thực tế, chưa có cơ sở để khẳng định việc trả lại dự án BOT có trở thành xu hướng đáng quan ngại, bởi số lượng công trình có vấn để chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số 58 dự án BOT đường bộ được triển khai. Tuy nhiên, những vụ việc này cần được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, giải quyết thấu đáo.