“Làm giàu là vinh quang. Giúp đỡ nông dân nghèo cũng là vinh quang”. Đó là quan niệm của người giàu nhất Thái Lan Dhanin Chearavanont. Theo thống kê của Forbes, người giàu nhất Thái Lan năm 2018 là anh em nhà Chearavanont - những người sở hữu tập đoàn Charoen Pokphand Group (CP Group), với tổng tài sản 30 tỷ USD.
Khởi đầu bằng hạt giống
Ông Dhanin sinh năm 1939, là người Thái gốc Hoa. Năm 1921, khi mới đến Thái Lan, cha của Dhanin là ông Chia Ek đã cùng anh trai mở cửa hàng nhỏ bán hạt giống Chia Tai tại khu Chinatown ở Bangkok. Đó là khởi đầu của tập đoàn hùng mạnh CP Group sau này. Việc buôn bán suôn sẻ bởi nhu cầu của bộ phận nông dân người Hoa muốn trồng những giống cây quen thuộc. Cửa hàng mở rộng bán rau củ nhập khẩu phục vụ người Hoa tại xứ Chùa Vàng.
Ông Dhanin sinh năm 1939, là người Thái gốc Hoa. Năm 1921, khi mới đến Thái Lan, cha của Dhanin là ông Chia Ek đã cùng anh trai mở cửa hàng nhỏ bán hạt giống Chia Tai tại khu Chinatown ở Bangkok. Đó là khởi đầu của tập đoàn hùng mạnh CP Group sau này. Việc buôn bán suôn sẻ bởi nhu cầu của bộ phận nông dân người Hoa muốn trồng những giống cây quen thuộc. Cửa hàng mở rộng bán rau củ nhập khẩu phục vụ người Hoa tại xứ Chùa Vàng.
Năm 1970, Dhanin đã đưa Tập đoàn CP hầu như độc quyền thị trường gia cầm và trứng tại Thái Lan và mở rộng sang thị trường Indonesia, Nhật Bản và Singapore. Đến năm 2000, CP đa dạng hóa các hạng mục đầu tư, mở đầu bằng thương hiệu 7-Eleven. |
Năm 1969, Dhanin chính thức trở thành Chủ tịch đời thứ 3 và là CEO của 2 tập đoàn CP và Chia Tai. Ông Dhanin nhận thấy ngành công nghiệp chăn nuôi đã có bước phát triển về công nghệ ở phương Tây, tiến bộ trong kỹ thuật nhân giống và các công thức trộn thức ăn mới, công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại giúp tăng sản lượng gia cầm. Nắm bắt thời cơ, ông quyết định mở rộng hoạt động của CP vào lĩnh vực này. Ông bỏ công tìm kiếm giống gà Broiler và học hỏi công nghệ từ Hoa Kỳ, thông qua liên doanh với Công ty Arbor Acres. Dhanin cũng thuê những chuyên gia dinh dưỡng nước ngoài để phát triển công thức thức ăn mới, tạo năng suất cao hơn. Tập đoàn đã thành công trong việc nuôi gia cầm đạt kích thước trưởng thành chỉ trong vòng 7 tuần so với thời gian 4 tháng, với lượng thức ăn chỉ tiêu tốn một nửa so với các giống gà khác. Ông hỗ trợ nông dân Thái Lan nuôi gà, chuyển giao công thức và công nghệ, từ đó nâng cao chuẩn mực và giá trị kinh tế của nền chăn nuôi gà nước nhà, đáp ứng chuẩn quốc tế. Thái Lan vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu gà.
Nắm bắt cơ hội ở nước ngoài
Nắm bắt cơ hội ở nước ngoài
Khi Trung Quốc mở cửa kinh tế vào năm 1978, CP Group là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đăng ký kinh doanh tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông. Kể từ đó, CP Group sử dụng tên Chia Tai Group ở thị trường Trung Quốc. Ngày nay, gần như không ai ở Trung Quốc không nhận ra cái tên Zhengda - tên của hãng theo tiếng Trung. Chỉ riêng công việc kinh doanh ở Trung Quốc đã mang về gần 40% doanh thu của cả tập đoàn.
Vì sao doanh nghiệp Thái Lan lại thâm nhập sâu thị trường Trung Quốc? Dhanin giải thích cha ông từng là thương gia người Trung Quốc và được sinh ra ở tỉnh Quảng Đông. Thường xuyên đi lại giữa Thái Lan, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, ông tạo dựng được nhiều mối quan hệ thân thiết trong đời sống cá nhân lẫn công việc kinh doanh. Trên thực tế, CP Group đã hưởng lợi rất nhiều từ các mối quan hệ này. Dhanin và các anh chị em của ông đều được sinh ra tại Thái Lan, nhưng đều được cha đặt cho một cái tên Trung Quốc.
Tiếp bước cha mình, với vị thế là những nhà quản lý kinh doanh, các anh chị em ông đều tương tác dễ dàng với người Trung Quốc, giúp công việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió hơn. Quan trọng hơn, sự phát triển của CP Group còn được người Thái ủng hộ. Họ đón nhận gia đình ông một cách nhiệt thành và trao cho gia đình cơ hội kinh doanh bình đẳng, bất chấp gia đình ông đến từ nước ngoài. Tại Việt Nam, sau hơn 20 năm hoạt động, CP đang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.
Vượt qua khủng hoảng
Vượt qua khủng hoảng
Tuy phát triển mạnh mẽ nhưng CP cũng không đứng ngoài vòng khủng hoảng tài chính toàn châu Á vào năm 1997. Theo tạp chí Time, lúc ấy đồng baht Thái mất giá chóng mặt, Tập đoàn CP cũng vì thế thua lỗ nặng. Để vực dậy CP, ông Dhanin đã phải bán các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, đồng thời cắt giảm mạnh chi phí. Ông làm mọi việc để đảm bảo CP tồn tại, vượt qua cơn bão cúm càn quét thị trường kinh doanh gia cầm vào năm 2013. Được biết, doanh thu của tập đoàn lên tới 40 tỷ USD mỗi năm.
Năm 2012, ông khiến cả thị trường bảo hiểm châu Á bất ngờ khi tung ra 9,4 tỷ USD để mua lại toàn bộ 15,6% cổ phần của HSBC nắm giữ tại tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc Ping An. Đây được coi là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử các doanh nghiệp Thái Lan. Hiện tại CP có hơn 300.000 nhân viên đang làm việc tại gần 200 chi nhánh ở 17 quốc gia trên thế giới như Hồng Công, Đài Loan, Indonesia... Bên cạnh việc kinh doanh gia cầm thực phẩm, tập đoàn này cũng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất phụ tùng ô tô và ngân hàng.
Người nối nghiệp?
Trong một chia sẻ với báo giới, ông Dhanin cho biết: “Tôi đã quyết định không để các con trai mình tham gia lĩnh vực kinh doanh chính (nông nghiệp và thực phẩm) của CP và tôi tuân thủ điều này rất nghiêm ngặt”. Ông cho biết con trai cả của ông là Soopakij hiện đang kinh doanh lĩnh vực truyền hình cáp và mảng bán lẻ ở Trung Quốc. Người con trai thứ hai của ông, Narong, cũng phụ trách ngành bán lẻ ở Trung Quốc. Nhưng việc kinh doanh của Narong không được thuận lợi. Con trai thứ ba của ông Dhanin là Suphachai, hiện đang làm giám đốc tại doanh nghiệp sản xuất nhựa tổng hợp PVC liên kết với một công ty của Bỉ, sau đó chuyển qua mảng truyền thông. Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, Suphachai trở thành tổng giám đốc mảng viễn thông của CP sau khi một số ngân hàng đề nghị công ty đưa anh lên vị trí đó để giúp họ vượt qua được thời điểm khó khăn lúc đó.
Khi bàn đến chuyện kế nghiệp ở CP, ông Dhanin nói: “Tôi đã nói chuyện với cả 3 người anh trai của mình và chúng tôi quyết định rằng: Tôi sẽ trở thành chủ tịch cấp cao, con trai cả của tôi sẽ là chủ tịch được bổ nhiệm, và con trai thứ 3 của tôi sẽ là CEO của tập đoàn. Chúng tôi dự định sẽ thay CEO mới trong thập niên tiếp theo. Chúng tôi tin rằng sẽ tốt hơn nếu cứ 10 năm lại thay ban lãnh đạo một lần, vì 5 năm ngắn quá. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được người phù hợp và được chuẩn bị đầy đủ cho vị trí CEO”.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)