Những vụ siêu trộm (K4): Đánh cắp ID

Trong vụ đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân (ID) lớn nhất ở Hoa Kỳ, 111 người đã bị chính quyền liên bang HOA KỲ buộc tội trộm cắp thông tin thẻ tín dụng của hàng ngàn nạn nhân để tiêu xài, mua sắm các sản phẩm cao cấp có tổng trị giá trên 13 triệu USD. > Những vụ siêu trộm (K3): Cuỗm tuyệt tác 500 triệu USD > KỲ 2 Đột nhập ngân hàng trung ương > Những vụ siêu trộm (K1): Vụ trộm thế kỷ

Trong vụ đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân (ID) lớn nhất ở Hoa Kỳ, 111 người đã bị chính quyền liên bang HOA KỲ buộc tội trộm cắp thông tin thẻ tín dụng của hàng ngàn nạn nhân để tiêu xài, mua sắm các sản phẩm cao cấp có tổng trị giá trên 13 triệu USD.

> Những vụ siêu trộm (K3): Cuỗm tuyệt tác 500 triệu USD

>
KỲ 2 Đột nhập ngân hàng trung ương

> Những vụ siêu trộm (K1): Vụ trộm thế kỷ

Chiến dịch kẻ cắp

Trong số các bị cáo, 86 người đã bị bắt giữ và 25 người đang bị truy nã, trong đó hơn 20 người có liên quan đến các cáo buộc khác như trộm cắp, cướp bóc ở Queens County (New York). Những kẻ bị truy tố trong “chiến dịch kẻ cắp” bao gồm giao dịch viên ngân hàng, nhân viên cửa hàng, phục vụ nhà hàng…

Các bị cáo là thành viên của 5 băng nhóm tội phạm có tổ chức, chuyên trộm cắp nhận dạng cá nhân và làm giả thẻ tín dụng. Hang ổ của chúng đặt tại Queens và nạn nhân của chúng bao gồm công dân nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Trung Đông cho tới châu Phi.

Imran Khan, Ali Khweiss, Anthony Martin, Sanjay Deowsarran và Amar Singh là các ông trùm trong “tập đoàn” tội phạm. Chúng đã tập hợp những “nguyên liệu thô” gồm danh sách số tài khoản thẻ tín dụng và các loại thẻ trắng khác nhau.

Chúng nhận thông tin từ nhiều quốc gia cũng như từ các “chân rết” ở Hoa Kỳ. Chúng dùng thiết bị đọc trộm thông tin thẻ tín dụng của khách hàng tại các điểm bán lẻ hay điểm cung cấp dịch vụ, lập ra những trang web thu thập thông tin cá nhân một cách bất hợp pháp.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 5-2010 tới tháng 9-2011, các thẻ tín dụng giả mạo được chế bản từ thông tin tài khoản của các nạn nhân đã được phân phối cho đội ngũ “người mua hàng” tỏa đi mua sắm ở New York, Florida, Los Angeles…

Nhiều bị cáo đã mua sắm vô tội vạ, sử dụng dịch vụ của khách sạn 5 sao, thuê xe siêu sang, thuê cả máy bay cá nhân. Các bị cáo đã thực hiện hành vi gian lận gây thiệt hại hơn 13 triệu USD cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp bán lẻ.

Chưởng lý quận Queens Richard Brown cho biết: “Tính tới thời điểm này thì đây là vụ đánh cắp nhận dạng và gian lận thẻ tín dụng lớn nhất và chắc chắn cũng nằm trong số những vụ tinh vi nhất lực lượng thực thi pháp luật đã phát hiện”.

Người chết xin hoàn thuế

Trong khi đó, các nhà điều tra của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết Cơ quan thuế vụ (IRS) có lẽ đã chi tới 5 tỷ USD hoàn thuế cho những kẻ ăn cắp ID đã nộp hồ sơ khai hoàn thuế gian lận trong năm 2011 và ước tính trong 5 năm tới những tên trộm này có thể móc túi nhà nước thêm khoảng 21 tỷ USD.

Mặc dù IRS phát hiện khoảng 940.000 vụ gian lận hoàn thuế trị giá 6,5 tỷ USD trong năm 2011 nhưng rất có thể đã để lọt lưới 1,5 triệu trường hợp kẻ gian tìm cách hoàn thuế sau khi đánh cắp danh tính của một người đã chết, trẻ con hoặc một người nào đó ít có khả năng nộp hồ sơ hoàn thuế.

Kiểm toán chính phủ cho biết những vụ gian lận hoàn thuế IRS phát hiện được ít hơn nhiều so với thực tế xảy ra, vấn đề này có thể làm suy giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống thuế Hoa Kỳ.

Nhà điều tra đã phát hiện 1 địa chỉ ở Lansing, bang Michigan được sử dụng để nộp tới 2.137 đơn hoàn thuế riêng biệt và IRS đã chi hơn 3,3 triệu USD hoàn thuế cho địa chỉ đó. 3 địa chỉ khác ở bang Florida - tâm điểm của cuộc khủng hoảng đánh cắp ID - đã nộp hơn 500 hồ sơ để nhận tổng cộng trên 1 triệu USD hoàn thuế cho mỗi địa chỉ.

Đánh cắp ID gây thiệt hại khôn lường.

Đánh cắp ID gây thiệt hại khôn lường.

Trong một kịch bản khác, hàng trăm khoản hoàn thuế được gởi vào cùng một tài khoản ngân hàng, cho thấy kẻ cắp ID đã nộp hồ sơ hoàn thuế “thay mặt” cho hàng trăm khổ chủ. Với kịch bản này, có trường hợp một tài khoản ngân hàng đã được IRS đã gởi 590 khoản hoàn thuế trị giá hơn 900.000USD.

Tổng thanh tra quản lý thuế của Bộ Tài chính Hoa Kỳ J.Russell George nói: “Chúng tôi tìm ra nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất lực của IRS trong việc phát hiện hàng tỷ USD gian lận. Ở thời điểm mỗi đồng USD đều có ý nghĩa (ám chỉ cuộc khủng hoảng nợ công), những vấn đề này là rất đáng lo ngại”.

Lý do hàng đầu là IRS thiếu sự tiếp cận kịp thời các thông tin của bên thứ ba để kiểm chứng hoàn thuế và truy ra gian lận. Trong bối cảnh nhiều người dân Hoa Kỳ đang phải vật lộn để trang trải các hóa đơn, việc IRS xử lý hồ sơ hoàn thuế và chi tiền hoàn thuế nhanh chóng là rất quan trọng.

Nhưng quy trình nhanh chóng này đã bị kẻ xấu lợi dụng do người nộp thuế có thể bắt đầu gởi đơn hoàn thuế vào giữa tháng 1 trong lúc giới chủ thuê mướn lao động và các tổ chức tài chính tới cuối tháng 3 mới hết hạn nộp các chứng từ thu nhập và khấu trừ cho người nộp thuế, tức IRS phải thường xuyên chi tiền hoàn thuế trước khi có thể xác thực được những gì người dân kê khai trong hồ sơ hoàn thuế.

Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã xếp “đánh cắp ID” ở vị trí đầu tiên trong số những khiếu nại của người tiêu dùng trong 12 năm qua. Báo cáo của Tổng thanh tra công bố vào tháng 5-2012 cho biết IRS đã không cung cấp tốt dịch vụ khách hàng và sự hỗ trợ thích hợp cho các nạn nhân bị trộm ID.

Về phần IRS, cơ quan này cho biết đã áp dụng một số biện pháp mới, bao gồm bộ lọc những ID bị mất cắp và “treo” tiền hoàn thuế cho tới khi IRS có thể xác thực nhân thân của người nộp thuế; một hệ thống khác có thể phát hiện những hồ sơ hoàn thuế sử dụng số an sinh xã hội của người đã chết.

IRS cũng đề nghị được Quốc hội Hoa Kỳ mở rộng quyền truy cập các nguồn dữ liệu (chẳng hạn như dữ liệu về các đơn xin trợ cấp nuôi con) nhằm giúp IRS chống lại hành vi trộm cắp ID.

Thanh tra của chính phủ tuyên bố sẽ tiếp tục giám sát việc hoàn thuế của IRS cho tới khi tình hình được cải thiện. Các nhà làm luật Hoa Kỳ cũng nỗ lực thúc đẩy việc truy tố và tăng cường hình phạt đối với những kẻ trộm ID.

Các tin khác