Chủ động ứng phó
Năm 2018, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, trong khi Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, các nền kinh tế phát triển khác và các quốc gia mới nổi đều có những chính sách riêng mình.
Do vậy, bên cạnh sự phân hóa tăng trưởng giữa các nước, tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ ở Mỹ và châu Âu cũng là sự kiện đáng chú ý của năm 2018. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được kích hoạt, đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của nền kinh tế toàn cầu.
Với kinh tế Việt Nam trong năm 2018, tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 cũng như trong dài hạn, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa DNNN.
Với hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc, nếu các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi, FTA Việt Nam và EU được thông qua.
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước cơ hội lớn hiếm hoi trước xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, để cơ hội trở thành hiện thực đòi hỏi rất nhiều ở việc cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, năm 2019 chỉ tiêu về tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể vượt qua trong bối cảnh Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ khi giá cả trên thị trường hàng hóa thế giới trồi sụt thất thường.
Do đó, trong năm 2019 Việt Nam một mặt tiếp tục tiến trình cải thiện điều kiện thể chế - kinh tế trong nước, cải cách tài khóa và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN, mặt khác tập trung chuẩn bị các điều kiện về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để sẵn sàng đối mặt với những bất ổn từ kinh tế thế giới, thông qua 4 giải pháp chính.
Phải quyết liệt cải cách thể chế và môi trường kinh doanh để tạo thêm động lực cho DN tư nhân.
Thứ nhất, điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo hướng thích ứng các cú sốc từ bên ngoài. Thứ hai, hạ thấp đòn bẩy, điều tiết và giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao sức khỏe của hệ thống tài chính. Thứ ba, thận trọng hơn với tăng trưởng cung tiền, khống chế trong khoảng 12%/năm. Cuối cùng, từng bước xây dựng đệm tài khóa thông qua việc thu gọn, tinh giản và sắp xếp lại bộ máy chính quyền để giảm chi thường xuyên.
CPTPP - động lực cải cách thể chế
Với việc trở thành thành viên chính thức của CPTPP, trong năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất và nhập khẩu, thu hút và gia tăng đầu tư vốn FDI theo cả 2 chiều, nhờ nhận được những ưu đãi thuế và chính sách cạnh tranh bình đẳng, những hỗ trợ và ngoại lực hữu ích khác. Việc tham gia CPTPP cũng giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường hội nhập, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì CPTPP cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức lớn.
CPTPP - động lực cải cách thể chế
Với việc trở thành thành viên chính thức của CPTPP, trong năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất và nhập khẩu, thu hút và gia tăng đầu tư vốn FDI theo cả 2 chiều, nhờ nhận được những ưu đãi thuế và chính sách cạnh tranh bình đẳng, những hỗ trợ và ngoại lực hữu ích khác. Việc tham gia CPTPP cũng giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường hội nhập, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì CPTPP cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức lớn.
Trao đổi với ĐTTC về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng CPTPP là động lực để Việt Nam cải cách thể chế. Đây là cơ hội và cũng là áp lực lớn nhất từ CPTPP đối với Việt Nam. Việc cải cách thể chế sẽ giúp môi trường kinh doanh được cải thiện, đầu tư nước ngoài và trong nước được duy trì và tăng trưởng, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu để tận dụng thị trường CPTPP, giúp nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh của hàng Việt, thu hút đầu tư có hàm lượng công nghệ cao.
Ngoài ra, trên phương diện chuỗi cung ứng toàn cầu, việc các DN xuất khẩu và nhập khẩu trong nội khối CPTPP không phải chịu các khoản thuế sẽ giúp dịch chuyển chuỗi cung ứng và DN Việt Nam có điều kiện tham gia.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Đăng Doanh, cùng với đó Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức. “Bên cạnh thách thức lớn nhất là áp lực cải cách thể chế, với cam kết cắt giảm các loại thuế nhập khẩu sẽ gây áp lực lớn lên nguồn thu ngân sách. Thêm vào đó, các DN trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, điều này đòi hỏi DN phải tự đổi mới và thích ứng để tồn tại” - TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận và cho rằng không riêng CPTPP, việc tham gia các FTA, bên cạnh những cơ hội cũng tác động không nhỏ tới ngân sách nhà nước, nên Chính phủ buộc phải tăng một số khoản thuế, phí để đảm bảo nguồn thu. Điều này ảnh hưởng tới người dân, DN và xã hội.
Để phát triển, trung và dài hạn, Việt Nam cần dựa vào sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động. Thời gian qua đã có nhiều giải pháp được đưa ra để phát triển kinh tế tư nhân, song mới dừng ở việc khơi vấn đề. Do vậy, rất cần thể chế hóa bằng các chính sách cụ thể tạo đà cho DN tư nhân phát triển. TS. Lê Đăng Doanh |