Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đồng ý sẽ phân cấp, phân quyền tối đa cho TPHCM.
Chính sách đặc thù
TPHCM đã có nhiều cố gắng, đạt được nhiều kết quả tốt trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 16 trong 5 năm qua, nhưng cũng đã xuất hiện nhiều bất cập. Khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của TP so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, có mặt tụt hậu. Từ nguy cơ này, đặt ra vấn đề phải có cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù giúp TPHCM phát triển, hướng tới là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Trình bày đề xuất cơ chế đặc thù của TPHCM để TP phát triển nhanh, bền vững hơn, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng TPHCM trong hơn 40 năm qua là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, là địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,5 lần cả nước. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây sự vượt trội của TP so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu. Hơn 30 năm đổi mới, cơ chế, chính sách phát triển của TPHCM không khác gì so với các địa phương khác. Song do có các đặc thù, lợi thế, trong điều kiện chung đó TPHCM đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt trội hơn cả nước. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, TPHCM có dân số đông nhất cả nước và gia tăng liên tục trong hơn 40 năm, một mặt là nguồn nhân lực cho TP phát triển, mặc khác với mật độ dân số gấp 15-20 lần cả nước hiện nay, cường độ kinh tế (GDP/km2) gấp 30-40 lần cả nước, nên nhu cầu về giao thông trên 1km2, nhu cầu cấp nước sạch, xử lý chất thải, trường học, khám chữa bệnh (trên 1 đơn vị diện tích) gấp hàng chục lần cả nước. Giải quyết các vấn đề này đòi hỏi mức độ đầu tư trên 1 đơn vị diện tích cũng gấp hàng chục lần cả nước. Do vậy cần có cơ chế chính sách đặc thù cho TPHCM bao gồm 4 vấn đề chính: tăng cường phân cấp ủy quyền; tự chủ tài chính; trả lương theo năng suất, hiệu quả lao động; kiện toàn ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm phía nam và vùng TPHCM. Chỉ ra các thách thức đối với sự phát triển của TP, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cho rằng xu hướng gia tăng dân số cơ học rất cao gây áp lực lớn đến hạ tầng, nhất là giao thông, nhà ở. Do đó, quản lý, kiểm soát dân cư là thách thức lớn nhất khi có những dự án phải điều chỉnh 3- 4 lần so với ban đầu chỉ vì gia tăng dân số ngoài dự tính. Vị trí đầu tàu kinh tế đòi hỏi TP tăng trưởng cao nhưng cần bền vững. Còn theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, có 2 điểm nổi lên của TPHCM là tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng; kết cấu hạ tầng quá tải, gây cản trở trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt.
“Bức thiết phải có cơ chế, chính sách vượt trội cho TPHCM. Nếu không tốc độ phát triển của TP sẽ chậm lại” - Phó Thủ tướng nói và gợi ý TP nên tập trung làm một số đề án như đề án đưa TPHCM trở thành trung tâm tài chính, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại TP, phát triển công nghiệp văn hóa, đề án tái cơ cấu ngành du lịch, dịch vụ… Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng TP cần phát huy nội lực, sức sáng tạo của mình với các biện pháp đột phá, cộng thêm các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ phát huy hiệu quả theo cấp số nhân. Ông Trương Hòa Bình nhất trí phải phân cấp mạnh cho TP, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong một số lĩnh vực.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè như một điểm chuẩn thành công của TPHCM và hiệu quả trong việc cải thiện đời sống người dân. Ảnh: THANH SƠN
Cơ chế vượt trội
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TPHCM tiếp thu các ý kiến tại cuộc làm việc để hoàn thiện đề án bảo đảm tính bao quát, tổng thể, khả thi. Thủ tướng nhắc lại tầm nhìn đã gợi mở cho TPHCM trong cuộc làm việc vào tháng 6-2017 là trở thành TP toàn cầu, TP thông minh, nơi hội tụ văn hóa Đông - Tây gắn với các giá trị nhân văn, cùng với đó là giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa phương Nam của người Việt.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TPHCM tiếp thu các ý kiến tại cuộc làm việc để hoàn thiện đề án bảo đảm tính bao quát, tổng thể, khả thi. Thủ tướng nhắc lại tầm nhìn đã gợi mở cho TPHCM trong cuộc làm việc vào tháng 6-2017 là trở thành TP toàn cầu, TP thông minh, nơi hội tụ văn hóa Đông - Tây gắn với các giá trị nhân văn, cùng với đó là giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa phương Nam của người Việt.
Nhất trí với những giải pháp, phương hướng lớn Thành ủy TPHCM đặt ra, Thủ tướng cho rằng phải tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cần xác định TP còn dư địa phát triển lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và cần thấy rõ hơn khoảng cách, trình độ phát triển còn thấp so với các thành phố lớn khác ở Đông Nam Á. Do đó, yêu cầu đối với TP là phải đổi mới, vươn lên mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng nhất trí cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển trên địa bàn, nhất là tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP tầm nhìn 2025-2030, trong đó cần quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các thể chế, chính sách để tăng cường phát triển vùng, liên kết vùng, trong đó tập trung vào liên kết hạ tầng.
Thủ tướng nhất trí cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển trên địa bàn, nhất là tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP tầm nhìn 2025-2030, trong đó cần quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các thể chế, chính sách để tăng cường phát triển vùng, liên kết vùng, trong đó tập trung vào liên kết hạ tầng.
Tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, chú trọng nguồn vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài trong điều kiện nguồn lực nhà nước hạn hẹp. Phát triển lĩnh vực xã hội tương xứng với kinh tế, trong đó vấn đề lớn nhất là tập trung đào tạo nguồn nhân lực. “TPHCM phải nằm trong nhóm xếp hạng cao nhất, là đầu tầu về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” - Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng nhất trí cần có cơ chế, chính sách đặc thù để TPHCM phát triển nhanh, bền vững hơn với tinh thần “TP vì cả nước, cả nước vì TP”. Trong đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc TPHCM cần được phân cấp, phân quyền tối đa, tạo sự chủ động, sáng tạo gắn với đề cao trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thủ tướng cũng nhất trí cần có cơ chế, chính sách đặc thù để TPHCM phát triển nhanh, bền vững hơn với tinh thần “TP vì cả nước, cả nước vì TP”. Trong đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc TPHCM cần được phân cấp, phân quyền tối đa, tạo sự chủ động, sáng tạo gắn với đề cao trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội trên địa bàn.