Phố Wall trượt dài sau số liệu lạm phát; Dầu đảo ngược mức tăng

(ĐTTCO) - Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ vào thứ Năm (12/10) trước áp lực từ đà tăng của lợi suất trái phiếu và tâm lý lo lắng khi số liệu mới cho thấy lạm phát kéo dài. Giá dầu đảo chiều tăng giá, sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ vượt xa kỳ vọng rằng lãi suất đã đạt đỉnh.
Phố Wall trượt dài sau số liệu lạm phát; Dầu đảo ngược mức tăng

Dow Jones giảm hơn 150 điểm

Khép phiên, chỉ số Dow Jones hạ 0.51%, tương ứng 173.73 điểm còn 33,631.14 điểm. S&P 500 rớt 0.62%, xuống 4,349.61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.63%, còn 13,574.22 điểm. Cả ba chỉ số chính đều đứt mạch chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp.

Lợi suất trái phiếu nhảy vọt sau khi nhận được số liệu lạm phát mới. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng gần 11 điểm cơ bản lên 4.7%. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm cũng tiến hơn 6 điểm cơ bản lên 5.06%.

Gần đây lợi suất đã chạm mức cao nhất trong 16 năm và khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Đầu tháng này, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giao dịch trên 4.8%.

Một số nhà đầu tư tin tưởng rằng mức lợi suất cao hơn sẽ tiếp tục duy trì, qua đó ảnh hưởng đến đà giảm điểm của thị trường chứng khoán hôm thứ Năm.

Theo dữ liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này mạnh hơn so với dự báo tăng lần lượt 0.3% và 3.6% của Dow Jones.

CPI lõi, sau khi loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, trùng khớp với dự báo của các nhà kinh tế với mức tăng 0.3% so với tháng trước và 4.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 được công bố trước đó cũng mạnh hơn so với dự đoán.

Theo dự kiến, một số công ty, trong đó có JPMorgan, BlackRock và UnitedHealth Group sẽ công bố kết quả kinh doanh vào thứ Sáu.

Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas đã làm dấy lên câu hỏi về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nguồn cung dầu và dẫn đến giá dầu tăng nếu bất ổn địa chính trị lan sang các nhà sản xuất dầu trong khu vực.

Mỹ công bố lượng dầu thô tăng lớn

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tiến 18 cent lên 86,00 USD/thùng. Dầu thô WTI của Hoa Kỳ sụt 5 cent xuống 83,44 USD/thùng. Giá đã tăng hơn 1 USD/thùng vào đầu phiên.

Đà tăng sụt giảm sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 10,2 triệu thùng trong tuần trước lên 424,2 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 500.000 thùng.

Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho cho biết, tỷ lệ sử dụng lọc dầu thấp hơn và nhập khẩu ròng cao hơn đã bổ sung vào mức tăng dầu thô.

Dữ liệu cũng cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 13,2 triệu thùng/ngày trong tuần qua.

Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy lạm phát ở Mỹ đang chậm lại, củng cố thêm kỳ vọng rằng Fed sẽ dừng việc tăng lãi suất vào tháng tới.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết lợi suất trái phiếu Mỹ thấp hơn đang làm tăng khẩu vị rủi ro, từ đó hỗ trợ thị trường chứng khoán và dầu mỏ.

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Nga rằng cần phải “chủ động” mang lại sự ổn định cho thị trường dầu mỏ, vốn gần đây đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại rằng cuộc chiến Israel-Hamas có thể làm gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông. .

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng trấn an thị trường, cho rằng giá dầu hiện nay có liên quan đến xung đột Trung Đông và cho thấy rủi ro từ đó không cao.

Ông Novak cũng cho hay rằng Nga sẽ nới lỏng hơn nữa lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu nếu cần thiết. Tuần trước, nước này đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc cung cấp dầu diesel qua đường ống.

Trong khi đó, IEA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2024, cho thấy điều kiện kinh tế toàn cầu khắc nghiệt hơn và tiến bộ về hiệu quả năng lượng sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng.

Cơ quan này hiện nhận thấy mức tăng trưởng nhu cầu năm 2024 ở mức 880.000 thùng/ngày, so với dự báo trước đó là 1 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, họ đã nâng dự báo nhu cầu năm 2023 lên 2,3 triệu thùng/ngày từ mức dự báo 2,2 triệu thùng/ngày.

Ngược lại, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu tương đối mạnh trong năm tới, dự kiến sẽ đạt 2,25 triệu thùng/ngày.

IEA ước tính hôm thứ Năm rằng xuất khẩu dầu thô và sản phẩm của Nga đã tăng trong tháng 9 lên tới 460.000 thùng mỗi ngày, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và cam kết cắt giảm sản lượng song song với OPEC của Moscow.

Các tin khác