Trong những năm gần đây, chỉ vài cái tên CPH gây được sự chú ý. Điển hình nhất là thương vụ bán 53,6% vốn tại Tổng Công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) năm 2017. Ít ấn tượng hơn là các đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hay Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) được thực hiện từ năm 2015. Nhưng đáng nhớ nhất là thương vụ “CPH ngược”, khi Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
Chưa đủ động lực đẩy nhanh tiến độ
Chưa đủ động lực đẩy nhanh tiến độ
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài chính, từ năm 2016 đến nay có 161 DN đã được phê duyệt phương án CPH, số DN còn lại phải CPH cho đến tháng 4-2019 là 97. Nhiều DNNN lớn là các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) thậm chí còn xin hoãn kế hoạch CPH hay thoái vốn. Tại phần lớn DNNN quan trọng đã CPH, Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối, thậm chí áp đảo.
Hiện nay chúng ta mới sẵn sàng CPH ở quy mô lớn đối với DN nhỏ và chỉ CPH ở quy mô nhỏ đối với các DN lớn. |
Dù đây là những trở ngại có thật, nhưng chủ yếu mang tính kỹ thuật và hoàn toàn có thể giải quyết được nếu có quyết tâm cao về chính trị. Những khó khăn này phần nhiều được sử dụng để biện minh cho sự chậm trễ trong CPH, không hẳn là nguồn gốc sâu xa của vấn đề.
Mobifone được xem là thương vụ "cổ phần hóa ngược".
Nguyên nhân cốt lõi khiến quá trình CPH những năm qua không tiến triển chủ yếu do các cấp, các ngành chưa có đủ động lực. Ở tầng thấp nhất, các lãnh đạo DNNN không muốn CPH DN mình quản lý vì lo ngại mất vị trí, quyền lợi. Họ có đủ lý do để trì hoãn, chẳng hạn lập luận rằng phải thận trọng để không làm thất thoát tài sản nhà nước.
Trong khi đó, các bộ, ngành, địa phương cũng không có nhiều động lực để thúc đẩy tiến trình CPH diễn ra nhanh hơn. Một mặt, họ không thể áp đặt ý chí chủ quan (nếu có), bởi theo thông lệ các cấp thường chỉ đưa ra quyết định khi có đề xuất từ cấp dưới và sự đồng ý của cấp trên. Nếu cấp dưới chậm đề xuất hay đề xuất các phương án CPH kém khả thi, thiếu an toàn, cấp trên không thể ký.
Mặt khác, các cơ chế thưởng/phạt cho việc thực hiện nhiệm vụ CPH hiện nay chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh. Các chế tài chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức “tặng bằng khen/phê bình”. Vì vậy, dù đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ CPH, nhưng tình hình cho đến nay vẫn không có nhiều thay đổi.
Ý thức hệ và nguồn dự trữ cho ngân sách?
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để thúc đẩy quá trình CPH. Có thể kể ra như Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 3-6-2017 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; Nghị quyết 60/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CPH DNNN; Công văn 991/TTg-ĐMDN ngày 10-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm trong giai đoạn 2017-2020, với mục tiêu đến năm 2030 hầu hết DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, nhưng đồng thời vẫn tồn tại một số TĐ kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Như vậy, theo quan điểm chính thống, CPH là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài.
Ý thức hệ và nguồn dự trữ cho ngân sách?
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để thúc đẩy quá trình CPH. Có thể kể ra như Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 3-6-2017 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; Nghị quyết 60/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CPH DNNN; Công văn 991/TTg-ĐMDN ngày 10-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm trong giai đoạn 2017-2020, với mục tiêu đến năm 2030 hầu hết DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, nhưng đồng thời vẫn tồn tại một số TĐ kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Như vậy, theo quan điểm chính thống, CPH là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài.
Sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, cho thấy trong tiến trình cải cách DNNN, Việt Nam có vẻ vẫn ưu tiên việc đổi mới mô hình quản lý, giám sát đối với DN, hơn là những thay đổi triệt để về sở hữu. Nói cách khác, hiện nay chúng ta mới sẵn sàng CPH ở quy mô lớn đối với DN nhỏ và chỉ CPH ở quy mô nhỏ đối với các DN lớn.
Dường như vẫn có niềm tin rằng việc đổi mới, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách có thể giải quyết được vấn đề hiệu quả tại DNNN mà không cần phải tạo ra những động lực mới. Niềm tin này có thể xuất phát từ thực tế có DNNN sau CPH hoạt động hiệu quả, chẳng hạn như Vinamilk.
Nhưng có lẽ, lý do “nặng ký” nhất là ý thức hệ. Khi Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu nhà nước tại các DN vẫn tiếp tục được duy trì.
Nhưng cũng có thể còn lý do nữa liên quan đến tình hình tài chính quốc gia. Nếu như việc bán một nửa cổ phần tại Sabeco có thể đem lại 110.000 tỷ đồng, việc CPH toàn bộ khu vực DNNN có thể thu về hàng triệu tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn lực dự trữ đáng kể cho ngân sách nhà nước trong những giai đoạn khó khăn.