DN nỗ lực
Những ngày này thông tin về sản phẩm cà phê tươi sấy và nước mía tươi sấy đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ sấy đông khô (frezze-dried), giúp người tiêu dùng có thể mang đi xa và dùng bất cứ khi nào thích. Đây là hai sản phẩm mới nhất của Công ty Vinamit.
Những ngày này thông tin về sản phẩm cà phê tươi sấy và nước mía tươi sấy đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ sấy đông khô (frezze-dried), giúp người tiêu dùng có thể mang đi xa và dùng bất cứ khi nào thích. Đây là hai sản phẩm mới nhất của Công ty Vinamit.
Liệu ngành nông nghiệp nói chung và nhóm ngành rau, củ quả có thể nỗ lực giải đơn hàng của Thủ tướng hay không. Câu trả lời của phần nhiều DN là hoàn toàn có thể nhưng phải đồng tâm. Đồng tâm từ các bộ ngành, tỉnh thành, DN, người nông dân, không được mạnh ai nấy làm vì thành tích của riêng mình. |
Theo ông Viên, Việt Nam là xứ sở nông nghiệp, công nghệ sinh học rất quan trọng, giúp cho việc ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Vinamit luôn hướng đến những giải pháp cho nông nghiệp, luôn đào sâu nghiên cứu tất cả công nghệ chế biến sau thu hoạch, công nghệ sấy đông khô và đặc biệt 5 năm gần đây Vinamit nghiên cứu rất kỹ về ứng dụng công nghệ sinh học.
“Với tất cả ứng dụng công nghệ mà thời đại 4.0 đang phát triển, DN Việt Nam bắt buộc phải hướng tới, không chỉ là công nghệ số, kỹ thuật dữ liệu hay kỹ thuật vật lý, mà ngay cả công nghệ sinh học cũng phải được quan tâm, nhất là với lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khi kết hợp nhiều công nghệ mới, sản phẩm mang tính độc đáo đột phá, thì nó có sức hấp dẫn người tiêu dùng” - ông Viên khẳng định.
Ngoài Vinamit một cái tên nữa cũng đang được nhắc nhiều trong thời gian gần đây chính là Công ty Lavifood. Trong năm 2017, Lavifood đã đầu tư một nhà máy chế biến tại Tây Ninh với tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng. Theo kế hoạch nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11-2018, đây sẽ là một trong những nhà máy chế biến rau, củ, quả lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á, với sản phẩm chính là các loại rau củ quả từ tươi, đông lạnh, sấy khô, cô đặc đến đóng hộp.
Sản phẩm sau chế biến sẽ đạt chuẩn quốc tế, được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... Để chuẩn bị cho nguồn nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, Lavifood đã ký với tỉnh Tây Ninh khoảng 27.000ha để tái cơ cấu cây trồng. Hiện tại công ty đã trồng 120ha chanh dây, 20ha khóm tại Tân Biên và Trảng Bàng. Với công suất 5.000 tấn nông sản một ngày, Lavifood dự kiến đạt doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Cũng trong năm 2018, CTCP thực phẩm xuất khẩu Đồng Dao cũng khởi công nhà máy chế biến rau quả tại Gia Lai với công nghệ hiện đại. Hiện công ty đang sở hữu tổ hợp nhà máy chế biến tại Ninh Bình và Bắc Giang. Sản phẩm của công ty đã xuất sang nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Có thể thấy trong mấy năm trở lại đây, mặt hàng rau quả đang vươn lên trong xuất khẩu khi mang về những kết quả ấn tượng. Nhưng chủ yếu vẫn là xuất tươi. Việc có những nhà máy lớn như của Vinamit, Lavifood hay Đồng Giao là hết sức cần thiết nhằm giảm lãng phí tài nguyên nông nghiệp.
Sản xuất chế biến trái cây tại CTCP Lavifood.
Thách thức vùng nguyên liệu
Là người gắn bó mấy chục năm với trái cây Việt Nam, đưa nhiều lô hàng trái cây sang các thị trường lớn, ông Ưng Thế Lãm, Trưởng nhóm liên kết DN xuất khẩu củ quả thuộc CLB nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, cho rằng việc có các nhà máy chế biến sâu trái cây, rau quả theo các dạng như sấy khô, đông lạnh, chiết xuất tinh dầu, làm mứt… là hết sức cần thiết.
Là người gắn bó mấy chục năm với trái cây Việt Nam, đưa nhiều lô hàng trái cây sang các thị trường lớn, ông Ưng Thế Lãm, Trưởng nhóm liên kết DN xuất khẩu củ quả thuộc CLB nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, cho rằng việc có các nhà máy chế biến sâu trái cây, rau quả theo các dạng như sấy khô, đông lạnh, chiết xuất tinh dầu, làm mứt… là hết sức cần thiết.
Hiện nay các DN chế biến sâu đã giải được hai trong ba bài toán khó, thứ nhất làm thị trường (DN đã tiếp cận được nhiều khách hàng lớn của các nước phát triển), thứ hai đầu tư công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bài toán thứ 3 cũng không đơn giản chính là vấn đề nguồn nguyên liệu. Hiện nay dù là chế biến nhưng các đối tác cũng luôn đòi hỏi nguyên liệu phải đạt chuẩn chứ không phải chế biến muốn dùng nguyên liệu ra sao cũng được.
Ngay kể cả Trung Quốc, một thị trường vẫn được xem là dễ tính nay cũng đang có những đòi hỏi khắt khe hơn về các tiêu chuẩn trong sản xuất theo tiêu chuẩn ISO, HACCP. Hiện nay phần nhiều các DN trong quá trình xây dựng nhà máy đều phải tự tìm giải pháp đảm bảo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu.
Hiếm tỉnh/thành nào có sẵn vùng nguyên liệu đạt chuẩn sau đó mới mời các DN về đầu tư nhà máy chế biến sâu. Đó cũng là một phần lý do mà các nhà máy chế biến sau thu hoạch của DN tư nhân vẫn còn khá hạn chế.
Tất nhiên, các DN chế biến cũng có thể tận dụng một phần vùng nguyên liệu của sản phẩm rau quả xuất tươi. Bởi có một thực tế hiện nay trong nông nghiệp có khoảng 50% hàng dù sạch, đạt chuẩn, nhưng nếu “không đẹp mắt”, tức là bị trầy hoặc hư nhẹ, cũng bị loại khi xuất khẩu nhất là sang các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng.
Song vùng nguyên liệu chuẩn này cũng hạn chế. Vì dù 2 năm qua xuất khẩu rau quả luôn mang về những con số kim ngạch ấn tượng, nhiều thị trường khó tính được khai thông, nhưng đến 75% kim ngạch xuất khẩu vẫn chủ yếu sang Trung Quốc và đi theo đường tiểu ngạch không đòi hỏi chất lượng.
Thực tế này khiến người nông dân tuy vấp phải cảnh giá bán thấp nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận. Thậm chí ngay trong 25% còn lại cũng không đảm bảo chất lượng hoàn toàn.
“Chúng tôi từng mất tiền tỷ vì tin người trồng có giấy chứng nhận hàng sạch, đúng chuẩn nhưng khi xuất khẩu thì bị phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật” - ông Lãm kể.
Không chỉ ông Lãm mà một số DN cũng thường than phiền về hành trình xây vùng nguyên liệu sạch quá gian nan. Vẫn biết có nguyên liệu sạch thì nông dân sẽ tăng thu nhập, nhưng người nông dân thường vẫn thích kiếm tiền mặt theo ngày trong khi DN cần phải có chiến lược theo năm, nhiều năm. Rồi ở các khâu liên kết dường như vẫn thiếu niềm tin thực sự với nhau.
Đó là chưa kể chính sách hỗ trợ thì có nhưng khi tìm cách tiếp cận DN than trời. Như câu chuyện vốn cho DN, vẫn còn nhiều DN chưa thể vay vốn theo Quyết định 813/QĐ – NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.