Tham vấn cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về việc cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam, sáng 12/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP: Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam.”

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về việc cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam, sáng 12/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP: Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam.”

 

Nghị quyết số 19/NQ-CP, ban hành ngày 18/3/2014 đặt ra mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam bằng cách cắt giảm chi phí, thời gian và rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Nhằm tối đa hóa lực đẩy cho đến thời điểm này của Nghị quyết và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chỉ số cạnh tranh chính của Việt Nam ngang bằng mức trung bình của khu vực, Văn phòng Chính phủ đang đánh giá các mục tiêu cải cách này để hướng tới các kế hoạch cải cách sâu rộng hơn.

Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, Chính phủ đã có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sẵn sàng hợp tác, cam kết mạnh mẽ để thực hiện được mục tiêu Nghị quyết của các bên liên quan. Ngoài ra, Nghị quyết này được tiếp cận theo hướng giảm chi phí, giảm rủi ro và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

CIEM cũng đang tham vấn cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội nhằm tìm ra giải pháp chung cho những thách thức mà Việt Nam gặp phải liên quan đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Với sự hỗ trợ của USAID thông qua dự án “Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện” (GIG), CIEM sẽ thực hiện những chương trình hành động nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư khi bắt đầu sản xuất tại Việt Nam, cũng như phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo nhiều công ăn việc làm và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Đại diện nhóm chuyên gia môi trường kinh doanh, Ngân hàng Thế giới chia sẻ, cần xây dựng mỗi chỉ số dựa trên những nghiên cứu điển hình nhằm giúp cho cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam; đồng thời, nỗ lực đưa ra những đánh giá cụ thể nhằm bao quát hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian tới, Việt Nam cần cải thiện 10 chỉ số trong môi trường kinh doanh, các chỉ số này liên quan đến vòng đời phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào 10 chỉ số/lĩnh vực theo các quy định của pháp luật trong vòng đời của một doanh nghiệp nhỏ và vừa như thành lập, giải quyết giấy phép xây dựng, tiếp cận điện, nộp thuế, thương mại xuyên biên giới, thực hiện hợp đồng và pháp luật thị trường lao động.

Báo cáo “làm kinh doanh” năm nay của Ngân hàng Thế giới có bổ sung dữ liệu và phương pháp mới liên quan đến các chỉ số cấp phép xây dựng, bảo hộ nhà đầu tư thiểu số và thực hiện hợp đồng.

Các tiêu chí để đánh giá về môi trường kinh doanh gồm: thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, thuê lao động, đăng ký tài sản, tiếp cận vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại qua biên giới, thực thi hợp đồng, giải quyết phá sản và cấp điện. Việt Nam cần hướng tới một lộ trình để cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí cho các doanh nghiệp, đó là cải thiện thương mại qua biên giới, thuế quan và tiếp cận điện.

Hội thảo lần này nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện bởi dự án USAID/GIG với CIEM trong năm 2015 nhằm mang lại kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong việc nâng cao xếp hạng của Việt Nam trong các chỉ số môi trường kinh doanh; đồng thời, đưa ra các giải pháp tăng cường lĩnh vực quản trị nhà nước để tạo điều kiện tăng trưởng dựa trên nền tảng rộng lớn hơn, tập trung vào công tác cải thiện môi trường pháp lý, hệ thống trách nhiệm giải trình và hòa nhập.

Các mục tiêu lớn của dự án GIG bao gồm: tăng cường thương mại và đầu tư; đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của lĩnh vực tư nhân; tăng cường nhà nước pháp quyền và hiệu quả hoạt động tư pháp; quản lý tài chính và hành chính công hiệu quả hơn; sự tham gia toàn diện về kinh tế và xã hội được mở rộng hơn./.

Các tin khác