Hiện nhiều nước đã thử nghiệm những cải tiến đột phá ngành nông nghiệp, tạo động lực mới cho ngành tự động hóa, đặc biệt là các quy trình thu hoạch và chế biến nhằm đối phó với tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.
Động lực hiện đại hóa nông nghiệp
Đại dịch Covid-19 tàn phá nghiêm trọng nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới, làm đảo lộn chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Các kệ hàng siêu thị trống trơn do người dân đổ xô mua đồ dự trữ, gia súc phải đem đi tiêu hủy vì các nhà máy đóng gói thịt đóng cửa, người tiêu dùng bị cách ly… Tình trạng này đã khiến các chính phủ phải xem xét lại thói quen ăn uống của người dân. Phát triển các công nghệ mới nâng cao sản lượng, sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao tại địa phương và thay đổi chế độ ăn uống đều góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực. Nhưng chìa khóa để cung cấp lương thực đầy đủ cho mọi người - thương mại toàn cầu nhiều hơn - là giải pháp tốt nhất.
Thế nhưng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, đánh bắt quá mức và ô nhiễm đã làm suy giảm mạnh nguồn cung cấp dinh dưỡng của thế giới. Theo ước tính của FAO, đến năm 2050 dân số toàn cầu sẽ tăng lên mức 10 tỷ người, trung bình mỗi người sẽ ăn nhiều hơn 12% so với năm 2000, trong đó thịt và gia cầm sẽ được tiêu thụ nhiều gấp đôi. Điều đó có nghĩa trong nửa đầu thế kỷ này, tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng 70%. Để giải quyết bài toán khan hiếm lương thực, các nước sẽ cần thực hiện 3 thay đổi lớn: tăng cường thương mại toàn cầu; sản xuất đa dạng và hiệu quả hơn; và thay đổi chế độ ăn uống.
Trong bối cảnh này, mọi người mới chú ý đến một công ty nuôi sâu mealworms. Đó là công ty Ynsect ở miền Bắc nước Pháp với trang trại côn trùng lớn nhất thế giới, nơi biến bụi cây thành thức ăn gia súc và phân bón. Ynsect đang tìm cách tối ưu việc canh tác, đồng thời giảm nhu cầu tìm nguồn cung cấp một số đầu vào nông nghiệp và cây trồng từ bên ngoài. Đó là côn trùng là nguyên liệu rẻ cho các trang trại ở mọi nơi trên thế giới. Antoine Hubert, Giám đốc điều hành Ynsect, cho biết: “Sử dụng những cách hiệu quả hơn để nâng cao sản lượng có thể giúp một số quốc gia đang phát triển tăng đáng kể nguồn cung, tạo ra các nguồn mới cho các quốc gia nhập khẩu trên thị trường thế giới”.
Đảm bảo an ninh lương thực
Đảm bảo an ninh lương thực
Mithun Chand, Giám đốc điều hành tại Kaveri Seed Co. ở Hyderabad, cho biết: “Ấn Độ là một trong những quốc gia có diện tích đất canh tác lớn nhất và có nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác nhau, phù hợp với các loại cây trồng khác nhau. Những cải tiến như thích nghi hạt giống với từng điều kiện môi trường cụ thể có thể tăng năng suất lên gấp 5 lần”. Ông khẳng định Ấn Độ có đầy đủ tiềm năng để cung cấp lương thực cho toàn thế giới. Không chỉ các quốc gia đang phát triển mới có thể cải thiện sản lượng và sự đa dạng của cây trồng.
Coronavirus đã tạo động lực mới cho ngành tự động hóa, đặc biệt là đối với các quy trình sử dụng nhiều lao động như thu hoạch và chế biến. Các công ty khởi nghiệp công nghệ đang thử nghiệm những cách tốt hơn để trồng trọt, tưới nước, bón phân và thu hoạch cây trồng cũng như thức ăn và nuôi động vật.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wageningen ở Hà Lan đã phát triển robot quét hạt tiêu Sweeper. Công ty Israel Beewise đã cho ra đời các tổ ong tự động chạy bằng năng lượng mặt trời để thụ phấn cho cây trồng. Các nhà khoa học ước tính 900 triệu ha có thể được phục hồi bằng cách áp dụng các kỹ thuật hiện có, như sử dụng bền vững phân bón và tưới tiêu. Trung Quốc, quốc gia đã cạn kiệt hàng triệu ha trong quá trình phát triển công nghiệp, đang cố gắng cải thiện tình hình bằng cách tăng 25% diện tích đất canh tác chất lượng cao có khả năng trồng ngũ cốc ngay cả khi xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán.
Fang Yan, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nông thôn Trung Quốc của Đại học Thanh Hoa, người tư vấn cho chính phủ về an ninh lương thực, cho biết Trung Quốc phải bảo vệ đất nông nghiệp để đảm bảo có đủ diện tích trồng ngũ cốc. Covid-19 đã làm lộ rõ những điểm yếu trong phân phối. Từ trước khi đại dịch bùng phát, chuỗi cung ứng đã phải chịu những tổn thất lớn. Thế giới sản xuất đủ lương thực để nuôi sống hơn 9 tỷ người, nhưng chúng ta lãng phí hoặc mất đi 1/3 do sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển. Theo một nghiên cứu năm 2015 của Bộ Công nghiệp Chế biến Thực phẩm ở Ấn Độ, ước tính 12 tỷ USD cây nông nghiệp bị thiệt hại trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch ở Ấn Độ, nhiều hơn rất nhiều so với thiệt hại do bảo quản kém hoặc vận chuyển không đầy đủ. Thức ăn cũng không được phân phối đồng đều.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì, trong đó có 340 triệu trẻ em. Đồng thời cũng có hơn 800 triệu người bị thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng. Chương trình Lương thực Thế giới ước tính 42 triệu người cần viện trợ lương thực, tập trung ở 12 quốc gia Nam Phi. Phó Thủ tướng Nga Viktoria Abramchenko cho biết coronavirus buộc Nga thúc đẩy sản xuất hạt giống, gia súc giống, thuốc thú y và hóa chất bảo vệ thực vật. Cơ quan Lương thực Singapore đặt mục tiêu tăng sản lượng địa phương từ mức dưới 10% lên 30% vào năm 2030. Đảo Sư tử này đang đầu tư vào mọi phương diện, từ trang trại thẳng đứng đến thủy canh, đồng thời có kế hoạch xây dựng một vùng ngoại ô bền vững có tên Tengah, bao gồm 1 trang trại cộng đồng giúp nuôi sống 42.000 hộ gia đình của điền trang.
Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới, hiện khoảng 17% dân số thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ những hiệp định thương mại quốc tế về lương thực. Tỷ lệ đó có thể tăng lên 50% vào năm 2050. An ninh lương thực phụ thuộc vào mức độ giàu có của một quốc gia và khả năng quản lý đa dạng hóa các nguồn cung cấp của quốc gia đó. Singapore đứng đầu bảng xếp hạng thế giới về an ninh lương thực dù nước này hầu như không có đất canh tác. Venezuela là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng dù có thừa đất nông nghiệp để sản xuất đáp ứng dân số đất nước.
Chấm dứt các cuộc khủng hoảng lương thực không chỉ cải tiến công nghệ, còn đòi hỏi các quốc gia cùng vào cuộc với tầm nhìn chiến lược. |