Trung Quốc cải cách thể chế (K1): Dò đá qua sông

Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 (cuối năm 1978), Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa với tinh thần “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”. Nhờ vậy, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục, sức mạnh quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện. Một trong những nguyên nhân quan trọng là Trung Quốc đã mạnh dạn cải cách thể chế. Đây là những bài học kinh nghiệm các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam có thể tham khảo.

Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 (cuối năm 1978), Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa với tinh thần “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”. Nhờ vậy, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục, sức mạnh quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện. Một trong những nguyên nhân quan trọng là Trung Quốc đã mạnh dạn cải cách thể chế. Đây là những bài học kinh nghiệm các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam có thể tham khảo.

Có thể nói, cải cách mở cửa là việc chưa có tiền lệ và cũng chưa được đề cập nhiều trong các trước tác kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, Trung Quốc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, còn được ví một cách hình ảnh, là “dò đá qua sông”. Và tiến trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc trải qua 4 giai đoạn.

Từ kế hoạch đến thị trường

Giai đoạn 1978-1991, đây là giai đoạn cải cách được tiến hành trong khuôn khổ của thế chế kinh tế kế hoạch truyền thống, mở đầu từ nông thôn bằng việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình; từ năm 1984 mở rộng sang cải cách ở thành phố bằng việc “phóng quyền nhượng lợi” cho doanh nghiệp và cơ sở, hay còn gọi là phân quyền cho cấp dưới và quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp…

Đồng thời, Trung Quốc mạnh dạn cho phép thành lập các đặc khu kinh tế ven biển với công năng là những “phòng thí nghiệm cải cách” và “cửa sổ nhìn ra thế giới”. Những đặc khu này có “3 đặc thù” (chính sách đặc thù, cơ chế đặc thù và con đường phát triển đặc thù), đã thực sự là nơi thử nghiệm những cải cách theo hướng thị trường và là nơi thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc.

ĐCS Trung Quốc với hơn 86 triệu đảng viên đang phải đối mặt với “4 thách thức” lâu dài, phức tạp và cam go (về cầm quyền, cải cách mở cửa, kinh tế thị trường, môi trường bên ngoài) và “4 nguy cơ” ngày càng gay gắt (tinh thần buông thả, năng lực không đủ, xa rời quần chúng, tham nhũng tiêu cực). Có thể nói chưa bao giờ các yếu tố nền tảng cho sự cầm quyền lại bị thách thức như hiện nay.

Giai đoạn 1992-2000, tại Đại hội 14 Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (tháng 10-1992), trên cơ sở nhận thức mới cho rằng “kế hoạch” hay “thị trường” chỉ là “thủ đoạn”, nên đã chính thức nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Hội nghị Trung ương 3 khóa 14 được tổ chức vào năm 1993 đã ra Quyết định về bước đầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Năm 1994 Trung Quốc đã thực hiện cải cách lĩnh vực tài chính ngân hàng bằng việc chủ động phá giá đồng Nhân dân tệ - tạo đà cho Trung Quốc mở rộng xuất khẩu và nhất là góp phần quan trọng tránh được tác động của khủng hoảng tài chính 1997-1998 ở Đông Á.

Sau khi đã xác định mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, Đại hội 15 ĐCS Trung Quốc (năm 1997) đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp trị XHCN, với lý giải rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế pháp trị, phải được quản lý bằng pháp luật. Cùng với đó, Đại hội 15 và Hội nghị Trung ương 4 khóa 15 còn có những luận giải mới về vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và chế độ cổ phần.

Theo đó, kinh tế nhà nước (kinh tế quốc hữu) tuy vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng chủ đạo không phải ở tỷ trọng cao hay thấp mà ở sức khống chế và sức ảnh hưởng của nó, chủ đạo là xét trên phạm vi cả nước, chứ không phải ở từng lĩnh vực cụ thể hay từng địa phương. Kinh tế phi công hữu được coi là bộ phận hợp thành quan trọng của kinh tế thị trường XHCN, được khuyến khích và hỗ trợ phát triển. Còn chế độ cổ phần được coi là hình thức tổ chức vốn có hiệu quả nhất của doanh nghiệp hiện đại, Trung Quốc cần thí điểm thực hiện sau đó mở rộng ra toàn quốc.

Cùng thời gian này, lĩnh vực mở cửa của Trung Quốc đã được mở rộng hơn từ ven biển (các đặc khu kinh tế) sang ven sông (các thành phố mở cửa) và ven biên giới (các khu hợp tác kinh tế biên giới), hình thành cái gọi là cục diện mở cửa “ba vùng ven” toàn diện hơn, lớp lang rõ ràng hơn.

“Sóng to gió lớn” 

Giai đoạn 2001-2011, cùng với nhân loại, Trung Quốc bước vào thế kỷ 21 khi đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đại hội 16 ĐCS Trung Quốc (2002) đã chính thức xác nhận “ba đại diện” thành tư tưởng chỉ đạo lâu dài, cho phép các phần tử tiên tiến trong các giai tầng xã hội mới tham gia bộ máy nhà nước, chủ trương cho phép doanh nghiệp tư nhân vào ĐCS.

Nhằm thích ứng với tình hình mới sau khi gia nhập WTO mà thực chất là Chính phủ gia nhập, Trung Quốc đã kiên quyết loại bỏ, sửa đổi và bổ sung hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, đặt vấn đề thiết lập các bộ đa ngành (siêu bộ), chuyển đổi chức năng chính phủ và tăng cường quản lý xã hội, nêu lên mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa XHCN và mục tiêu mới trong xây dựng xã hội khá giả toàn diện - theo đó đến năm 2020 không chỉ GDP mà cả GDP bình quân đầu người cũng sẽ tăng gấp 4 lần năm 2000; đặt vấn đề nhanh chóng chuyển đổi phương thức phát triển với hàm ý chuyển vị trí của “cỗ xe tam mã” từ thứ tự “xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng” đổi thành “tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư” lôi kéo tăng trưởng kinh tế.

Những chương trình cải tổ phù hợp đã đưa Trung Quốc vươn lên vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới.

Những chương trình cải tổ phù hợp đã đưa Trung Quốc vươn lên vị trí
nền kinh tế thứ hai thế giới.

 Giai đoạn 2012-2020, Trung Quốc và nhiều nước khác đối đầu với nhiều biến động trên phạm vi toàn cầu. ĐCS Trung Quốc xác định đây là giai đoạn cải cách mở cửa bước vào “vùng nước sâu”, “giai đoạn công kiên”, “trên núi có hổ dữ”, giống như thuyền ở giữa dòng nước, sóng cũng to và gió cũng lớn. Sóng là những thách thức và mâu thuẫn bên trong cần được vượt qua và hóa giải. Gió là môi trường quốc tế không thuận lợi, thậm chí nhiều áp lực. Sóng to gặp gió lớn sẽ làm thuyền bị lật.

----------

Kỳ 2: Mở cửa thị trường, cạnh tranh lành mạnh

Các tin khác