Truy thu thuế TMĐT là đúng
Thực tế, việc quản lý, thu thuế của các tổ chức, cá nhân có giao dịch trên nền tảng số xuyên biên giới hiện vẫn rất khó khăn. Theo số liệu của Bộ Thông tin - Truyền thông, Netflix cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet tại Việt Nam từ đầu năm 2016, với các gói có mức phí 180.000-260.000 đồng/tháng.
Thực tế, việc quản lý, thu thuế của các tổ chức, cá nhân có giao dịch trên nền tảng số xuyên biên giới hiện vẫn rất khó khăn. Theo số liệu của Bộ Thông tin - Truyền thông, Netflix cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet tại Việt Nam từ đầu năm 2016, với các gói có mức phí 180.000-260.000 đồng/tháng.
Đến nay, tổng số thuê bao trả phí cho Netflix ở Việt Nam đã đạt trên 300.000. Tính ra, mỗi năm Netflix thu về hàng trăm tỷ đồng từ Việt Nam. Thế nhưng, thuê bao Netflix hầu hết đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán phí… đều thông qua phương thức trực tuyến, thẻ tín dụng. Netflix cũng chưa đặt chi nhánh công ty tại Việt Nam và chưa đóng thuế.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, căn cứ theo dữ liệu đầu ra của các doanh nghiệp, cơ quan thuế đã thu nộp vào NSNN hàng trăm tới hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2018 thu thuế TMĐT từ các doanh nghiệp kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 trên 1.000 tỷ đồng, riêng 11 tháng năm 2020 thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Dẫu vậy, số thu này chưa phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh trên các nền tảng TMĐT. Đây đang là “lỗ hổng” lớn trong nguồn thu ngân sách.
Do đó, NĐ126 được cho đã “room” vào đúng nhóm đối tượng cần phải kiểm soát thuế. Với những quy định mới siết chặt tại NĐ126, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là những giao dịch TMĐT liên kết xuyên biên giới sẽ phải tự giác khai, nộp thuế trên cơ sở “dấu vết” là các dữ liệu giao dịch qua tài khoản (TK) các ngân hàng (NH).
Đánh giá về quy định mới này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế, cho biết quy định mới xuất phát từ thực tế vấn đề quản lý, thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý thuế có thể theo dõi các giao dịch NH, từ đây sẽ có cách quản lý thuế hiệu quả.
Bởi hiện nay có quá nhiều cá nhân, tổ chức bán hàng trên mạng xã hội có thể thu tiền về TK, hoặc các đối tượng cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung cho các nền tảng nước ngoài như YouTube, Facebook và nhận tiền, lượng xem càng cao người sản xuất nội dung càng nhận được nhiều tiền. Số tiền đó được chuyển từ nước ngoài vào TK cá nhân, cơ quan thuế sẽ không kiểm soát được nếu không có sự phối kết hợp với NH.
Cũng theo bà Cúc, quy định mới là nhằm tạo ra sự công bằng về thuế. Với những người kinh doanh truyền thống, vốn phải thuê cửa hàng, trụ sở, cộng thêm nhiều chi phí nhưng vẫn kê khai, nộp thuế đầy đủ. Trong khi đó, kinh doanh TMĐT hiện đại hơn, chi phí thấp, lợi nhuận cao hơn lại không phải nộp thuế.
Trên thực tế các cơ quan thuế chỉ quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có đăng ký, còn doanh nghiệp không đăng ký, đặc biệt các cá nhân tham gia kinh doanh qua mạng xã hội, cơ quan thuế rất khó biết doanh thu thực sự của họ để đánh thuế.
Nhưng phải gỡ khó cho NHTM
Nhưng phải gỡ khó cho NHTM
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các NHTM không thể làm thay công việc của cơ quan thuế, do đó NĐ126 cần được cụ thể hóa hơn, trong đó quy định rõ về cơ chế hợp tác và chia sẻ dữ liệu cũng như trách nhiệm của từng bên.
Theo LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật BASICO, giải pháp NHTM thực hiện khấu trừ thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới phần nào chống được thất thu thuế từ lĩnh vực này, đồng thời nâng cao ý thức đối với người nhận thu nhập khi có tình trạng né thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế nên có sự “room” về đối tượng điều chỉnh theo nghị định.
LS. Trương Thanh Đức cho rằng, có 2 vấn đề chính cơ quan thuế cần thực hiện ngay trong thời gian tới để gỡ thế khó cho NH. Thứ nhất, quy định những đối tượng nào có khả năng phát sinh nhiều giao dịch, có nhiều doanh thu cơ quan thuế mới yêu cầu NHTM cung cấp dữ liệu thông tin TK, không nên “ôm đồm” mấy chục triệu khách hàng. Bởi như vậy sẽ quá tải, cơ quan thuế không đủ nguồn lực để thực hiện.
Thứ hai, Chính phủ đang khuyến khích phát triển kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế cần tuyên truyền cho người dân hiểu NĐ126 là công cụ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế số phát triển, không phải gây cản trở.
Theo LS. Đức, cơ quan thuế cần sớm làm việc với các tập đoàn xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam, để thỏa thuận và đưa ra được sự thống nhất chung trong quy định về tỷ lệ thu thuế, từ đó tạo điều kiện cho NHTM thực hiện được việc khấu trừ.
“Khoản thu nhập TMĐT xuyên biên giới được xác định đóng thuế nhà thầu, có nghĩa người bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ thuế và người mua chỉ có thể nộp thay. Do đó, cơ quan thuế cần có sự thống nhất với nhà cung cấp ở nước ngoài về tỷ lệ thuế phải đóng. Nếu không dễ xảy ra trường hợp cá nhân thanh toán bị khấu trừ tiền thuế, dẫn đến số tiền thanh toán không đủ trả cho phía nước ngoài và không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ” - LS. Đức nói.
Để NH có cơ sở thu khấu trừ thuế của khách hàng cần có quy định chi tiết tại thông tư hướng dẫn nghị định này. Bản chất NH là trung gian thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán nên không thể làm thay cơ quan thuế. NH chỉ có thể khấu trừ thuế thu nhập khi có sự chấp thuận của chủ TK, hoặc ủy quyền của cơ quan thuế.