Bộ Tài chính đốc thúc
Bộ Tài chính vừa báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và vốn TPCP 2 tháng năm 2019. Theo đó, bộ này kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tổng hợp, báo cáo Thủ tướng giao vốn cho các dự án đủ điều kiện, thu hồi số vốn dự án không đủ điều kiện để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước.
Bộ Tài chính vừa báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và vốn TPCP 2 tháng năm 2019. Theo đó, bộ này kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tổng hợp, báo cáo Thủ tướng giao vốn cho các dự án đủ điều kiện, thu hồi số vốn dự án không đủ điều kiện để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước.
Nguồn vốn NSNN và TPCP, thay vì đem đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, lại trở thành nguồn vốn cho các NHTM và trả lãi cho các thành viên mua TPCP. Bất cập này đòi hỏi phải sớm có cơ chế để giải quyết. |
Việc giải ngân kế hoạch vốn NSNN 2 tháng qua dù cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn ở mức thấp. Tổng số kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2019 được Quốc hội giao 416.800 tỷ đồng, gồm vốn trong nước 369.300 tỷ đồng, vốn nước ngoài 47.500 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN đã được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 355.617 tỷ đồng, đạt 85,32% kế hoạch Quốc hội giao.
Song số liệu ước giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN của các bộ, ngành địa phương chỉ khoảng 16.210 tỷ đồng, đạt 3,89% so với kế hoạch Quốc hội giao, và đạt 4,52% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Năm ngoái, giải ngân vốn NSNN cũng không cán đích. Ước thanh toán vốn đầu tư công hơn 263.648 tỷ đồng, đạt 65,96% kế hoạch Quốc hội giao và 66,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Điều này cho thấy vốn ứ tại KBNN rất lớn nhưng chưa có đường giải ngân.
Cho đến nay đường ray trên tuyến metro số 1 đã lắp được 6.000m.
Vốn ứ để lãi nuôi
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân vốn đầu tư công chậm giải ngân do những tháng đầu năm, kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN mới được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH-ĐT giao; các bộ, ngành Trung ương và địa phương chỉ mới cơ bản hoàn thành việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án, nhập dự toán trên hệ thống Tabmis; các chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo quy định.
Đồng thời, tháng 2 có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn. Tuy nhiên, nếu nhìn lại các năm trước, có thể nói tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, ngoài ảnh hưởng của những tháng đầu năm, còn do một số bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư chưa thực sự chủ động và quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch, chậm hoàn thiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn đơn vị thi công…
Trong khi các nguồn vốn dồn ứ không giải ngân được, KBNN tiếp tục gửi nguồn vốn này tại các NHTM. Tại thời điểm 31-12-2018, tiền gửi của KBNN tại 3 NH là Vietcombank, BIDV và VietinBank hơn 210.732 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến tiền gửi của KBNN tại Agribank và các NHTMCP khác.
Hiện Vietcombank áp dụng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức 0,2%/năm, kỳ hạn dưới 6 tháng 4-5%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng 5,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng trở lên 6,8%/năm. Lãi suất không kỳ hạn tại BIDV 0,1%/năm, lãi suất kỳ hạn dài cao nhất 6,9%/năm.
Điều đáng nói, gửi tiền được lãi NH nuôi vẫn chưa có xu hướng giảm. Theo đó, chính sách tiền tệ được hưởng lợi không ít vì lượng tiền gửi lớn với lãi suất thấp của KBNN, giúp thanh khoản của hệ thống NH tốt hơn. Với tiền gửi có kỳ hạn, NHTM cũng có thể tính toán để kinh doanh bằng cách cho vay với lãi suất 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Với tiền gửi không kỳ hạn, NH cũng có thể sử dụng để cho vay qua đêm trên thị trường liên NH. Như vậy, dù đang đóng vai trò là nguồn sinh lãi của phần vốn NSNN và TPCP ứ đọng, nhưng NHTM vẫn có lợi hơn trong cuộc chơi này.
Ngân sách nuôi lãi
Ngân sách nuôi lãi
Mặc dù vốn không giải ngân được có lãi khi gửi tiền vào NH, nhưng ngược lại NSNN cũng phải gánh chi phí huy động vốn đối với nguồn vốn TPCP. Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2018 KBNN huy động được 165.797 tỷ đồng TPCP. Lợi suất trái phiếu các kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm và 15 năm trên thị trường thứ cấp thời điểm cuối năm 2018 lần lượt ở mức 4,025%/năm, 4,125%/năm 4,188%/năm, 4,465%/năm và 5,388%/năm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 7 năm mức 4,763%/năm so với tuần trước đó. Trong khi đó lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 0,005% đạt mức 5,13%/năm.
TPCP hiện nay được xem là kênh đầu tư an toàn, nên các định chế tài chính, quỹ đầu tư cũng tham gia mua như một hình thức dự trữ tài chính. Tuy nhiên, huy động dồi dào nhưng không giải ngân được, gánh nặng sẽ đè lên vai ngân sách vì vốn chưa sử dụng nhưng lãi vẫn phải trả đầy đủ. Với mức lợi suất TPCP như vậy, cứ 100.000 tỷ đồng TPCP không giải ngân được, trung bình ngân sách phải chi hơn 4.000 tỷ đồng để trả lãi mỗi năm. Đây tiếp tục là mặt trái của việc chậm giải ngân vốn NSNN và TPCP cho đầu tư công.
Theo các chuyên gia kinh tế, về chi đầu tư công theo nguồn vốn, Chính phủ đã dành ngân sách lớn cho đầu tư cũng như chi đầu tư từ nguồn vốn vay (chủ yếu là TPCP). Nếu thực hiện đúng yêu cầu này, đầu tư công có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng và cung cấp nền tảng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy đầu tư tư nhân. Để đẩy mạnh công tác này, hàng năm Thủ tướng Chính phủ đều chỉ đạo triển khai nhanh các dự án, đưa dòng tiền ra sớm, không để tình trạng mấy tháng đầu năm “nằm chết” và những tháng cuối năm lại bung ra.
Bộ Tài chính cũng nhiều lần nhắc nhở các bộ ngành địa phương có lộ trình giải ngân đều đặn ngay từ đầu năm. Thậm chí, Chính phủ cho biết sẽ nghiêm khắc kiểm điểm người đứng đầu, điều chuyển vốn sang dự án khác, cắt giảm toàn bộ số vốn này để thu hồi các khoản vốn đối ứng trước đó… Dù vậy, những “liều thuốc” thúc đẩy vẫn chưa đủ tác dụng để khơi thông giải ngân vốn đầu tư công.