WSJ lý giải vì sao lạm phát cao kỷ lục không còn đồng nghĩa với tăng lãi suất

(ĐTTCO) - Hàng loạt vấn đề, chẳng hạn như khan hiếm chip, đang đẩy giá lên. Đầu tư vào sản xuất có thể là cách tốt hơn để đối phó với lạm phát thay vì tăng lãi suất, WSJ nhận định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lạm phát cao luôn dẫn đến lãi suất cao? Điều này đã không còn đúng. Tham vọng của Washington là hướng tới một phản ứng chính sách hợp lý hơn.

Lạm phát đã trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm là 4,2% vào tháng 4. Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone) thấp hơn ở mức 1,6% nhưng vẫn là mức cao trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, thị trường trái phiếu toàn cầu vẫn chưa hoảng loạn. Đại dịch khiến nhiều công ty khốn đốn vì hàng hóa trượt giá thảm hại. Chính vì thế, các nhà đầu tư luôn biết rằng, khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, mức tăng giá tính theo năm sẽ rất lớn.

Giá của hầu hết các sản phẩm không thay đổi nhiều. Sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI chủ yếu ở một số mặt hàng đặc biệt, bị ảnh hưởng bởi tình trạng phong tỏa và hạn chế đi lại do đại dịch, chẳng hạn như giá vé máy bay, nhà hàng…. Nếu không tính lương thực và năng lượng, lạm phát của Mỹ trong tháng 4 chỉ là 3%.

Một nguyên nhân khác góp phần vào cú tăng của lạm phát chính là sự thiếu hụt chip trên quy mô toàn cầu. Nó khiến việc sản xuất ô tô bị đình trệ, khiến giá ô tô đã qua sử dụng tăng 10% trong tháng 4 so với tháng trước.

WSJ lý giải vì sao lạm phát cao kỷ lục không còn đồng nghĩa với tăng lãi suất - Ảnh 1.

Giá ô tô cũ ở Mỹ đã tăng 10% khi tình trạng thiếu hụt chip buộc các nhà máy phải hoạt động dưới công suất hoặc tạm đình chỉ sản xuất, dẫn tới xe mới trở nên khan hiếm. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô vốn dựa vào chuỗi cung ứng kịp thời thay vì tích trữ các sản phẩm trong kho. Đó là lý do ô tô sớm chịu những tác động của tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu.

Việc tăng lãi suất để giảm giá những chiếc xe ô tô đã qua sử dụng sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Thay vào đó, Chính quyền Biden phải tìm cách khắc phục tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu bằng việc đầu tư 50 tỷ USD vào năng lực sản xuất bán dẫn trên chính nước Mỹ. Kế hoạch này sẽ mất thời gian để hoàn thành, nhất là khi nó còn chưa được cấp vốn. Tuy nhiên, nó giúp chúng ta hiểu rằng cách tốt nhất để chống lại lạm phát bắt nguồn từ việc thiếu hụt chip chính là sản xuất nhiều hơn.

Để chắc chắn, về mặt kỹ thuật, việc tăng lãi suất không nên được đưa ra bàn thảo, nhất là khi các quan chức đã hứa không phản ứng khi lạm phát tạm thời gia tăng. Tuy nhiên, có một sự thật là lãnh đạo FED hay Bộ Tài chính Mỹ không có cơ chế rõ ràng để xác định đâu là lạm phát tạm thời.

Ví dụ, trong vài thập kỷ qua, số liệu CPI chủ yếu là kết quả của sự kết hợp các xu hướng tạm thời trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chi phí giáo dục và chăm sóc sẽ khỏe không ngừng tăng lên trong khi giá nhiều hàng hóa lại giảm. Nó khác với những gì xảy ra những năm 1970 khi sự siết chặt nguồn cung dầu mỏ đã tạo ra một vòng xoáy lạm phát đẩy mọi chi phí lên cao.

Ngày nay, lạm phát toàn bộ khó có thể xảy ra. Cũng có rất ít dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng lo lắng về lạm phát. Những chiếc ô tô cũ giá cao không phải cơ sở để người lao động đòi tăng lương.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố khiến lạm phát trở nên nguy hiểm chẳng hạn như các gói kích thích mạnh tay của các ngân hàng trung ương, dấu hiệu thiếu hụt lao động và sự thoái trào của toàn cầu hóa. Trong một nền kinh tế nóng hơn, tắc nghẽn có thể xảy ra thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương có lý do để tăng mạnh lãi suất ở một thời điểm nào đó.

Hiện tại, Cả cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều bày tỏ sự ngạc nhiên khi con số lạm phát vượt qua suy đoán của họ.

WSJ lý giải vì sao lạm phát cao kỷ lục không còn đồng nghĩa với tăng lãi suất - Ảnh 4.

Theo khảo sát của Bank of America, lạm phát đã thay thế Covid-19 để trở thành nỗi lo chính của các nhà đầu tư. Điều này khiến họ phải tính các phương án bảo vệ danh mục đầu tư ở mức cao hơn, phân bổ bớt tài sản sang vàng và những công ty đang bị định giá rẻ.

Tuy nhiên, trong thời đại các đường lối kinh tế chính thống đang bị thay đổi, các ngân hàng trung ương có thể phản ứng khác với lạm phát và sẵn sàng tiếp tục giải thích rằng CPI cao chỉ là tạm thời. Các chính phủ cũng tỏ ra cởi mở hơn với các chính sách công nghiệp cũng có thể góp phần gia tăng nguồn cung để giảm bớt áp lực.

Trong quá khứ, sự gia tăng trong hoạt động thăm dò dầu khí trong những năm 1970 cuối cùng đã có thể hạ nhiệt lạm phát. Tương tự như vậy, khi sản lượng trong các nhà máy gia tăng ở thời điểm hiện tại, đà tăng giá cũng sẽ được chặn đứng.

Chính vì vậy, ngay cả khi lạm phát tăng lên mức kỷ lục của 13 năm, lãi suất cao vẫn chưa phải là điều cần thiết.

Các tin khác